Chọn sim phong thuỷ hợp mệnh

Mời nhập
Ngày sinh (Dương lịch)
/ /
Giờ sinh
Giới tính

Tin tức sim phong thủy - hợp mệnh của bạn

PHONG TỤC CỦA VÙNG ĐẤT TÂY NGUYÊN

CHUYỆN KỲ BÍ XUNG QUANH

KỲ NAM – TRẦM HƯƠNG – NANH CỌP

- SimSoDepPhongThuy.Net

Những tỉnh vùng núi Tây Nguyên Vviệt Nam có rất đông dân tộc ít người đang sinh sống, họ ở trong các buôn làng và trong những khu rừng trọc đã được phát hoang, sống sinh hoạt theo từng cộng đồng dân tộc của mình không lẫn lộn với dân tộc khác.

Mỗi dân tộc đều có những tập quán, phong tục riêng, nên đối với người Kinh cho đấy là cách thờ phụng tâm linh thần bí của họ.

HỘI NHÀ MỒ

Dân tộc ít người như Gia Rai, Ba Na, sau mỗi lần có người thân trong gia đình qua đời, đều làm mồ mả cho đẹp, sau đó tổ chức ăn mừng nhà mồ. Vì vậy ngày lễ không có thời gian mà tùy thuộc vào hoàn cảnh.

Nhà mồ Tây Nguyên có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của họ, những gì có ở nhà mồ không chỉ dành cho người đã chết mà còn là niềm tin cho người đang sống. Người Ba-Na, Gia-Rai tin rằng linh hồn người chết sẽ biến hóa những thứ để trong nhà mồ sẽ có thêm nhiều hơn nữa, như tượng các con vật nuôi, những dao rựa, cung nỏ săn bắn v.v… tức phù hộ cho người sống gặp may mắn khi nuôi súc vật, đi rừng hay săn bắn.

Hội mừng nhà mồ là một nghi thức tín ngưỡng độc đáo hấp dẫn được diễn ra trong ba ngày đêm liền, và được chuẩn bị từ mấy tháng trước. Tất cả mọi người khi đến dự lễ đều phải biết múa Rông Chiêng, biết đánh cồng chiêng, gõ trống, chơi đàn Tơ rưng.(xem phong thuy so dien thoai)

Trong ngày lễ có múa Rông chiêng nên bắt buộc mọi người phải biết múa; theo ý nghĩa Rông chiêng là quanh choé. Múa hát chung quanh choé rượu là điệu múa giành cho các cô gái, diễn tả các động tác làm nương, may vá thêu thùa, và điệu múa khiên của thanh niên trình diễn các động tác săn bắn hay chiến trận. Vì vậy Rông chiêng là điệu múa truyền thống trong ngày hội nhà mồ.

Từ buổi sáng đầu tiên, đoàn múa Rông chiêng tiến vào nhà mồ trong sự chào đón của mọi người. Đi đầu là một chàng trai vạm vỡ, đóng khố tua cườm, thắt lưng dây bạc, đầu cắm lông chim, vừa đi vừa múa, tay gõ trống đeo trước bụng, theo sau có 8 người già cắp ngang cây giáo, cũng vừa đi vừa múa, tiếp đến 6 chàng trai khiêng một cái trống lớn, rồi những người cầm cồng chiêng, chũm chọe, thanh la ăn mặc đẹp biểu diễn những động tác ngộ nghĩnh. Cuối cùng đến hai hàng thiếu nữ trong trang phục lễ với điệu múa xoang truyền thống, nhưng được cách điệu rất uyển chuyển và đẹp mắt

Khi đoàn người đi vào khu vực sân diễn của nhà mồ, sau những hồi trống lệnh được đệm bởi những tiếng cồng chiêng trầm hùng, vũ điệu Rông chiêng bắt đầu, cùng động tác múa là những tiếng hú vang xa, rồi lại chiêng trống rền vang… Cứ như thế, ngày hội như không thể dừng lại.

Hội lễ mừng nhà mồ không chỉ có một vài đoàn múa đơn lẻ, thông thường có rất nhiều đoàn từ các buôn làng bên đến góp hội, không những để mua vui mà còn là dịp để thi thố tài năng của nhau.(xem so dien thoai hop tuoi)

PHONG TỤC NGƯỜI BA NA

- LỄ BỎ MẢ : được người Ba Na tiến hành vào mùa khô, từ tháng Chạp đến tháng Tư năm sau. Lễ bỏ mả chứng tỏ người sống đã có thể cắt đứt mọi quan hệ tình thân với người chết sau mấy năm chịu tang, về sau nếu không còn cúng giỗ cũng không ai khiển trách.

Trước khi làm lễ, người Ba Na làm một căn nhà mồ mới sau khi dở bỏ cái cũ. Mọi người vừa dựng nhà vừa đánh cồng chiêng vui chơi suốt đêm, có khi kéo dài đến mấy ngày. Khi làm xong nhà mồ (mả) họ tổ chức lễ bỏ mả, gia đình đem rượu thịt vào nhà mồ để cúng, nhằm mong người chết đừng về quấy rầy người sống.

Sau lễ cúng là cuộc rước mô hình nhà mồ, các con rối đẻo bằng gỗ to nhỏ khác nhau, cùng với đoàn múa và giàn cồng chiêng theo sau.

Cuộc rước là nghi lễ giải phóng cho người thân. Người Ba Na khấn linh hồn người chết xong thì té nước vào nguời thân trong gia đình, để đánh dấu từ thời gian này trở đi, người sống không còn quan hệ với người chết, chồng hay vợ góa có thể đi lấy người khác mà không mang tội.

- LỄ CÚNG ĐẤT LÀNG : được tổ chức vào cuối tháng 2 hay đầu tháng 3 ÂL, khi sắp bước vào vụ sản xuất, nhằm thông báo với thần linh biết công việc dân làng sắp làm trong năm mới và cầu xin thần linh cho mùa màng tươi tốt, mưa gió thuận hòa.(xem sim hop tuoi)

- LỄ KHẤN TỈA LÚA : ở Gia Lai, Kontum gọi là lễ Sámãh Zmulba. Người Ba Na làm lễ khấn tỉa lúa ở nhà hay trên nương như hình thức cáo yết với các thần núi, thần nước, công việc tỉa lúa sắp bắt đầu, họ cầu xin thần linh phù hộ cho nương rẫy của mình được xanh tốt, lúa sinh sôi nảy nở, vật nuôi trong nhà thêm đông.

Khấn vái xong người Ba Na lấy một ít thóc trộn với máu gà rồi đem đi gieo tỉa, lấy cây chọc vào mảnh đất để vài hạt thóc vào lỗ tượng trưng cho vụ cấy sắp đến. Sau nghi thức đến tiệc rượu, ngày hôm sau mới bắt đầu công việc tỉa hạt.

- LỄ MỞ CỬA RỪNG : thông thường vào ngày 7/1ÂL, họ dâng lễ cúng bái xin mở cửa rừng, cầu xin bộ hạ của chúa Sơn Lâm đừng đến giết hại người Ba Na khi đang ở nhà hay đang săn bắt trong rừng.

Lễ mở cửa rừng gồm một đôi gà có trống có mái. Chủ tế cùng một số trai gái tiến vào đàn. Con trai đóng khố mang 3 mũi tên, con gái mặc váy và yếm. Sau khi cắt tiết gà đổ xuống đất, họ bắt đầu điệu múa săn gà, phụ nữ đóng vai con mồi, còn thanh niên đóng vai người đi săn, phỏng theo các động tác đi săn mồi và con thú bị dồn đuổi.(xem số điện thoại)

PHONG TỤC NGƯỜI TÀY (THÁI)

Người Thái Trắng sống không nhiều ở Lâm Đồng (đa số ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh) tuy vậy nơi có người Thái sinh sống, họ cũng có những phong tục tập quán của riêng dân tộc mình :

- LỄ NHÓM LỬA : Lễ này ngoài người Thái (có Thái trắng, Thái đen hay còn gọi Tày, Thổ Đà Bắc) còn của người Mường, họ thờ “thần lửa” nhằm cầu thần linh phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, làm ăn hạnh thông, phát đạt.

Với người Thái lễ nhóm lửa do một bà cụ già giỏi việc bếp núc nhóm lên, nếu lửa bén nhanh là trong năm gặp may mắn, nếu lửa không cháy, chủ nhà phải mời thầy mo đến cúng tiếp.

Còn người Mường trước khi làm lễ, họ lấy một bẹ chuối cắt thành hình ba con cá kẹp vào một cặp nứa buộc lên cột bếp giành cho “ba ông đầu rau” (Thần táo) ăn, và đặt một quả bí xanh vào cột cái của bếp trước khi nhóm lửa, đồng thời lấy vỏ cây bỏ vào 4 góc bếp, xong mới mời một bà cụ già giỏi việc bếp tới nhóm lửa. Nếu lửa bén ngay là may mắn, nếu không phải cúng thần bếp thêm một lần nữa.

- LỄ TRỒNG CỘT : vào khoảng tháng 9 ÂL, và cứ đủ một giáp 12 năm mới làm lễ một lần, với ý nghĩa trồng các cây cột để giữ sự bình yên cho đất đai.

11 chiếc cột có hình như dùi trống được đem trồng ở bãi đất bằng, cây cột chính trồng ở giữa, 10 cây cột còn lại trồng chung quanh. Một con trâu mập mạp, cùng bộ sừng và đuôi có cài bông hoa được đem ra tế thần, khi đó thầy mo lo việc cúng tế còn thanh niên nam nữ từng tốp nhảy múa, đánh cồng, thổi khèn ở quanh 11 cây cột.

- LỄ CƠM MỚI : tổ chức từ tháng chạp đến tháng 3 ÂL, người Thái coi “lễ cơm mới” giống như tết Nguyên Đán của người Kinh. Từ sáng sớm, các cô gái mặc quần áo đẹp đi đến bàn thờ tổ tiên xin dự lễ. Mọi người trong gia đình làm động tác khênh thóc gạo từ trên gác xuống để các cô đem đi giã gạo, nhuộm màu và nấu cơm, nấu xôi. Lễ cơm mới ngoài xôi cúng còn có con cá được gói trong lá chuối với bột gạo bao ngoài có dây buộc chặt.(sim phong thủy)

Sau khi bày mâm cúng, thầy mo hay gia chủ làm lễ gọi hồn vía những người đã chết về vui tết với con cháu. Trong lễ cơm mới, buôn làng thường tổ chức nhiều trò chơi cổ truyền để mua vui trong ngày lễ.

- LỄ CÚNG TRỜI : đây là lễ tạ ơn Giàng đã phù hộ và cầu cho vụ mùa sau sẽ tốt hơn. Đàn cúng được lập giữa trời gồm lúa, ngô, kê, bắp, bầu, bí, gà, heo. Trong khi thầy mo cúng trời, trai gái nhảy múa chung quanh đàn đang làm lễ, nhằm mua vui cho các thần linh về hưởng lễ vật.

- HỘI HOA BAN : là lễ hội vui xuân phổ biến của người Thái (nhất là ở vùng Sơn La, Lai Châu…) nhằm ghi nhớ và tưởng niệm mối tình trong trắng của một đôi trai gái đang tuổi yêu đương, gắn với truyền thuyết về sự xuất hiện của cây hoa ê-ban

Đây là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái khi xuân về. Hội hoa ban gắn với cuộc hát giao duyên trên thuyền, hái hoa của nam nữ thanh niên dân tộc Thái.(xem bói số điện thoại)

PHONG TỤC NGƯỜI MƯỜNG

Trước đây người Mường sống nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An… sau này một số người Mường đã di dân xuống các tỉnh cao nguyên miền Trung sinh sống.

Người Mường cũng có những tập quán :

- Người họ Đinh không ăn thịt chó, vì cho rằng ngày xửa ngày xưa khi bọn giặc đánh vào buôn bản, người làng phải chạy trốn. Có một gia đình người cha mãi đi làm rẫy, mẹ đi vào nương hái cây bông vải, chạy trốn giặc mà bỏ quên đứa con trai mới sinh ở nhà, nghĩ rằng nó đã chết vì thiếu sữa. Nào ngờ trong nhà có con chó mới đẻ, thấy đứa nhỏ khóc con chó liền đến cho bú. Nên đứa nhỏ được sống đến ngày cha mẹ nó trở về. Từ đó thế hệ họ Đinh không đánh, chửi mắng và ăn thịt chó để tạ ơn chúng.

- Nhưng toàn thể dân Mường đều không ăn thịt rùa, vì rùa là nhân vật thần linh “đẻ đất đẻ nước” còn chỉ họ cách làm nhà : bốn chân là chân cột, mai rùa là mái, bụng là sàn, lỗ đầu và lỗ đuôi là lối cửa tiền cửa hậu lên xuống nhà sàn.(xem tu vi so dien thoai)

NHỮNG PHONG TỤC KHÁC

Người dân tộc miền núi còn mang nặng tính sùng bái thần linh, nên còn nhiều hủ tục chưa xóa bỏ được, nên khi chúng ta nghe nói đến những hủ tục này đều phải rùng mình rợn tóc :

Ma lai rút ruột : khi một người bị bệnh ngày một gầy yếu, gia đình cho rằng bệnh nhân bị ma lai rút ruột.

Ma lai còn gọi là Ma Rừng, ban ngày là người nhưng ban đêm chỉ có cái đầu lăn đi tìm phân người để ăn. Ai đi tiêu không đề phòng, bị ma lai ăn phân tức người đó bị ma lai rút ruột, lâu ngày cơ thể không còn gì là phải chết. Nếu biết nhà con ma lai mà đến tạ lễ thì sẽ sống.

Hiện tượng này trước đây xuất hiện ở tộc người Ê Đê, Mường, H’Mông, ai có cổ cao ba ngấn xem người đó là ma lai, ai sinh con ra có cổ ba ngấn liền đem vào rừng sâu mà bỏ.

Sau này có người nói không phải do ma lai rút ruột, mà do các thầy mo dùng thuốc thư (bùa ngải) trấn yểm mà vô tình dẫm qua, hay chính thầy mo thư yểm.

- Sinh con đôi : ở thành phố việc sinh đôi hay sinh ba là chuyện thông thường (có người sinh tư…). Nhưng với người H’Mông việc sinh đôi thuộc vào thế giới thần bí, những đứa trẻ này bị xem là ma rừng, nếu cha mẹ chúng không đem vào rừng sâu để bỏ, thì cả gia đình phải vào rừng mà sống với ma rừng, hay sống trong nhà không được đi ra ngoài, dù người cha là lao động chính trong nhà, không được đi làm thuê, không được uống chung dòng suối với bản làng, cho đến khi những đứa trẻ này lớn lên cổ không cao ba ngấn mới được sống chung với bản làng.(so dien thoai phong thuy)

- Chôn con theo mẹ : nếu đứa trẻ còn bú sửa mẹ, nhưng chẳng may người mẹ qua đời, còn có tục chôn con theo mẹ.

NHỮNG CHUYỆN Ở RỪNG…

Rừng núi Tây Nguyên ngoài các danh thắng và phong tục tập quán của dân tộc ít người, còn có những chuyện thuộc về rừng thiêng nước độc.

- TRẦM HƯƠNG – KỲ NAM

Dọc theo dãy Trường Sơn từ Quảng Bình xuống đến Lâm Đồng, những người dân sống nơi đây thường vào rừng săn bắn, và thường tìm kiếm trầm hương và kỳ nam.

Vì một ký Trầm có thể đổi được chục cây vàng, một ký Kỳ đổi được cả ký lô vàng. Do Trầm Kỳ được sử dụng vào các môn thuốc chữa bệnh và hương liệu.

Kỳ Nam và Trầm Hương được phát hiện nhiều từ vùng Quảng Nam cho đến Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là loại rễ hay thân cây Gió lâu năm đã mục.

Cây Gió có ba loại : Gió lưỡi trâu, Gió lang và Gió bầu. Trầm hương có xuất xứ từ Gió lưỡi trâu và Gió lang còn Gió bầu sinh Kỳ Nam. Cây Gió tự mọc trong rừng qua nhiều năm trở thành cổ thụ.

Có giả thuyết cho rằng, thân cây gió bị bọng rồi những con ong, con kiến làm tổ trong đó và đưa mật hoa về ăn, nên mật hoa ngấm vào thịt cây Gió lâu năm thành Trầm thành Kỳ từ thân cho đến rễ (Trầm khai thác từ phần thân còn Kỳ thường ở dưới gốc rễ).xem so dien thoai theo phong thuy

Muốn phân loại Trầm Kỳ tốt xấu bằng cách :

- Nếu cho vào nước Trầm Hương chìm xuống tận đáy là loại Trầm tốt nhất; nếu lơ lững thuộc loại 2, còn nổi trên nước là loại 3. Còn Kỳ Nam cũng nặng và mang tính chất như chìm nổi như Trầm, nhưng lớp áo thường rịn ra chất tinh dầu ươn ướt ngửi rất thơm.

- NHỮNG TÍNH CHẤT HUYỀN BÍ TỪ CỌP

Theo người xưa qua những kinh nghiệm từng trải, cho rằng con cọp khi chết đi thân xác nó có nhiều tác dụng :

Về nanh cọp :

- Trẻ con hay người lớn đeo nanh cọp trước ngực sẽ tránh được phong hàn, gió độc.

- Nam nữ thanh niên xem nanh cọp như thứ bùa yêu, ai đeo nó trong người sẽ ăn nói rất có duyên, dễ gây cảm tình với người khác phái.

- Bọn trộm đạo có nanh cọp trong người sẽ không còn sợ chó dữ sủa cắn.

- Có người còn nói có nanh cọp tên bắn không thủng, đạn ghim không chết, đi rừng gặp thú dữ nào cũng không sợ chúng tấn công.

Bởi thế từ xưa mọi người thường đi tìm nanh cọp để phòng thân, và tạo nó thành món hàng trang sức độc đáo, nhưng trong 10 nanh cọp tỷ lệ nanh cọp thật chỉ có một hai cái, do con buôn làm ra từ sừng trâu hoặc từ ngà voi.(xem sim phong thuy)

Về râu cọp :

Thông thường người đi săn cọp, khi hạ được cọp liền đốt râu ria của chúng không để tồn tại.

Mọi người cho rằng, ai có được râu ria của cọp nuôi thành sâu để dùng hại người. Do khi râu cọp đựng trong ống tre nứa chôn sâu dưới đất đủ 100 ngày, mỗi sợi râu biến thành một con sâu độc.

Sâu độc bò qua thức ăn, chén, muỗng, đũa, ai dùng phải sẽ trúng độc mà chết. Sâu bò qua áo quần sẽ trở bệnh phong cùi ghẻ lỡ v.v…

Về xương cọp :

Ngoài nanh và râu cọp có những điều thần bí như trên, nhưng về xương cọp lại trở thành môn thuốc quý hiếm.

Trong họ Mèo, cọp là loài động vật to khỏe nhất. Đầu to tròn, cổ ngắn, tai nhỏ ngắn; bốn chân to khỏe, móng rất sắc và nhọn, đuôi dài bằng nửa thân, có giá trị kinh tế rất lớn, thịt ăn ngon và bổ, da thuộc để trang trí hay nhồi thành cọp bông; còn xương cọp dùng làm thuốc.

Trung bình một bộ xương cọp nặng từ 10 có thể nặng đến 16 kg, cọp nhỏ chỉ choxương chừng 4-5 kg . Căn cứ vào sức nặng của bô xương, người ta xác định được giá trị và phẩm chất của cao hổ cốt, và giá mua xương cọp có khác nhau.  Bộ xương cọp dưới 4 kg được coi là loại xấu.

Toàn bộ xương cọp đều tốt trong việc nấu cao, nhưng xương 4 chân và xương đầu được coi quý nhất, đặc biệt xương chân trước không thể thiếu được, một vì tỷ lệ xương chân trước là chủ yếu, hai vì xương chân trước có một lỗ hổng đặc biệt gọi là mắt phượng, có thể dùng phân biệt thực giả.

Theo kinh nghiệm người miền núi, khi nấu cao hổ cốt ít khi sử dụng một loại xương cọp, mà phối hợp với xương nhiều con vật khác và các vị thuốc thảo mộc như thiên niên kiện, địa liên v.v…

Nên khi nấu tốt nhất kiếm đủ 5 bộ xương cọp, một bộ xương khỉ, một bộ xương sơn dương vì xương cọp là vị chủ yếu (quân) có kèm theo hai vị thần, nghĩa là có vua có quan.

Tại nước ta ít khi thấy dùng xương cọp làm thuốc, nhưng tại Trung Quốc người ta dùng xương 4 chân, xương đầu và xương cổ, nhưng phải loại xương màu vàng mới tốt. Khi dùng lấy chày đập vỡ, cạo bỏ tủy, đổ bằng rượu hay bằng dắm. Rồi nướng trên than thành màu vàng nhạt dùng để sắc uống hay dùng ngay xương này để ngâm rượu.

Xương và cao hổ cốt là một vị thuốc rất được tín nhiệm trong dân gian, chủ yếu dùng trong những bệnh đau xương, tê thấp, đi lại khó khăn, đau nhức và còn dùng trong những bệnh cảm gió hay bị điên cuồng.(phong thuy sim)

- Rượu hổ cốt chữa yếu xương, viêm xương.

- Một hình thức dùng cao hổ cốt làm thuốc bồi dưỡng : làm thịt một con gà giò, mổ bỏ ruột. Cho vào bụng con gà một miếng cao hổ cốt nặng chừng 10 – 20g. Rồi đặt con gà có cao hổ cốt vào một cái nồi đất hoặc nồi tráng men (tránh nồi kim loại) có nắp. Thêm vào một chén rượu nhỏ, không cho nước vào nồi. Đặt tất cả vào nồi để nấu cách thủy.

Nước trong thịt con gà sẽ hòa tan cao và các chất trong thịt gà cho thật chín dừ. Chỉ lấy chất nước tiết ra mà cho người đau yếu ăn.

SimSoDepPhongThuy.Net