Chọn sim phong thuỷ hợp mệnh

Mời nhập
Ngày sinh (Dương lịch)
/ /
Giờ sinh
Giới tính

Tin tức sim phong thủy - hợp mệnh của bạn

Cách tìm Thế đất và âm trạch của người xưa(3/3)

THUẬT PHONG THUỶ

CÁC NƠI TRÊN THẾ GIỚI

- SimSoDepPhongThuy.Net

Qua hai bài trước, chúng tôi đề cập đến thế đất và âm trạch, dẫn chứng về các kinh đô, các lăng tẩm vua chúa của Việt Nam và Trung Hoa, Bài bày xin nói về thuật phong thủy các nước trên thế giới.

THUẬT PHONG THỦY CỦA NHẬT

Như Việt Nam, người Nhật cũng chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa cổ Trung Hoa, việc người Nhật sùng bái đất đai nhà cửa là lẽ đương nhiên, nhưng quan niệm về cách xem địa lý, phong thủy của họ lại có những nét khác biệt.

Người Nhật khi xây dựng căn nhà mới, cũng mời thầy địa lý phong thủy đến coi thế đất, để đặt hướng cho cửa chính. Ngày khởi công làm lễ địa trấn, hôm đó họ đặt 4 góc nền nhà 4 cây trúc còn đầy lá, giữa tim nhà có một vòng tròn làm rào thần, tức tâm nhà để làm lễ động thổ.

Vị pháp sư sau khi cúng kiến, ông ta sẽ chôn 4 góc nhà những hình nhân cùng sắt, đao, kiếm… những vật bằng kim loại để trừ tà hung. Khi đặt đà ngang (gác đòn dông) cũng cúng và yểm một bộ cung tên, để bắn ác ma… như người Việt chúng ta yểm bùa Thượng lương, Trung lương trên cây đà ngang đó.

Người Nhật không coi đây là sự mê tín, bởi là cách yểm bùa cầu cho sự may mắn sẽ mang lại cho gia đình họ, có tác dụng làm họ tin tưởng vào căn nhà mới xây dựng đã được trừ tà ếm quỷ.(phong thuy sim)

Khi coi thế đất xây dựng hay an táng, người Nhật tìm nơi có “di thủy” tức mạch nước hay con rạch, con sông chảy từ hướng Đông qua Tây Nam, là thế Thanh long, rửa sạch được ác khí khi hướng về Bạch hổ, căn nhà sẽ ít gặp bệnh tật, thâm tâm được yên vui. Người Nhật cũng lấy Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ trong chòm sao Nhị thập bát tú (28 vì sao trên trời) để tính về âm dương trạch.

Thời trung cổ tại Nhật, từ năm 710 đến năm 794 tức vào thời Nại Lương, kinh đô ở Bình Thành Kinh, vì trước thời gian này, nước Nhật bị Trung Hoa đô hộ (vào đời nhà Đường), nên Bình Thành Kinh có quy hoạch kết cấu như thành Tràng An của nhà Đường.

Đến năm 794 khi các nhiếp chính vương thuộc triều đại Seiwa, cho dời đô về Bình An Kinh, họ đã điều nghiên tình hình phong thủy tại đây và quyết định dời kinh đô :

- Do Bình An Kinh, nơi ba mặt Đông, Bắc và Tây dựa vào núi, mặt Nam là đồng bằng phì nhiêu lại bằng phẳng vươn ra tới biển. Trong thành có 2 con sông Lưu Quế Xuyên và Gia Mậu Xuyên chảy xuyên suốt từ Bắc xuống Nam, trong đó các rạch nước dày đặc nên cây cỏ tốt tươi, người dân hưởng thụ đầy đủ ánh nắng mặt trời và khí hậu ôn hòa, đủ nước dùng lại tránh được lũ lụt.

Người Nhật gọi thế đất ở Bình An Kinh là “tàng phong tụ khí” và “long bàn hổ cứ”.

Tiếc thay đến năm 1192 qua nội chiến giữa các dòng quý tộc, tướng Yorimoto đã chiến thắng các lãnh chúa, được Hoàng đế phong làm Shogun (quan nhiếp chính trong thời kỳ phong kiến Nhật, Hoàng đế không có quyền điều khiển đất nước, chỉ có quan nhiếp chính điều hành). Đại tướng lĩnh Yorimoto liền lập kinh đô tại Kyoto.(xem phong thuy sim)

Với quan niệm dân gian Nhật, qua cuốn “Tác đình ký” viết trong thời Bình An ghi, cách làm nhà cửa trong dân chúng thường có tục lệ như sau (hình trên) :

-“… bốn bề quanh nhà phải trồng cây để hình thành giải đất “bốn thần đều đủ”. Có di thủy từ hướng nhà chảy sang đông là thế Thanh long, nếu không có nước có thể trồng 9 cây dương liễu để thay cho Thanh long.

“Phía tây có đường lớn là Bạch hổ, nếu không có đường thì thay bằng 7 cây thu (như cây bàng ở nước ta, lá hình trứng dài, hoa trắng có vệt đỏ).

“Phía nam có ao làm Chu tước, nếu không có ao phải trồng 9 cây quế.

“Phía bắc phải có gò cao làm Huyền vũ, nếu không có thay bằng 3 cây cối (còn gọi là cây thích bá, lá như vảy cá, có bông màu vàng) …”

Trên đây là quan niệm chỗ ở được tứ thần bảo vệ, cả nhà được phúc lộc, tránh tai nạn và sống thọ; là cách mở  “tứ thần” (nếu không tìm ra đất tốt).

Nay nước Nhật đang bị nạn nhân mãn (đất ít người đông) lấy đâu ra một mảnh đất để trồng những loại cây không có hiệu quả kinh tế kia !? Nhưng đổi lại họ đã dùng những cây bonsai để thay thế.(y nghia so dien thoai)

Ngoài ra người Nhật rất coi trọng những địa điểm đặt bếp, đặt cửa chính :

- Sách “Cổ sự ký” ghi, thầy tướng địa xem việc xây dựng nhà cho đặt đà ngang, đặt cửa xong, sẽ xem chỗ đặt bếp cho thích hợp với tuổi chủ nhà, thường các ngày tốt xấu trong tháng, thầy tránh ngày 25 dù là ngày tốt. Chủ nhà phải để lửa than riu riu suốt ngày trong bếp để căn nhà đước ấm nóng.

Còn đặt cửa ít khi đặt về hướng Đông Bắc, vì họ coi hướng này thuộc “quỷ môn” có âm khí. Nếu thế nhà bắt buộc, họ khắc hình con vượn đặt trên cao dùng trừ tà (theo người Trung Quốc và người Việt, không sử dụng hình thức trên, mà có những loại phù chú dùng trừ yểm, hoặc dùng tấm kính Bát Quái treo giữa cửa chính).

NHỮNG DÂN TỘC KHÁC

Từ thời cổ đại, nhiều dân tôc trên thê giới đã biêt xem “Gió và Nước” để làm nơi sinh sống.

Người cổ Ai Cập đã có thuật xem tướng đất để xây mồ mả là các Kim Tự Tháp, làm nơi chôn cât các vị hoàng đế, đến nay vẫn bền vững với thời gian trên 3000 năm.

Tất cả các Kim Tự Tháp được xây dựng đều theo trục hướng Nam – Bắc, bằng đá hoa cương có tính năng nạp điện để hấp thụ từ trường của vũ trụ, ngăn cản sự khuếch tán từ ác khí có trong lòng đất.

Qua một thí nghiệm mới đây, người ta đưa bông hoa trái cây vào để trong Kim Tự Tháp, hơn nửa tháng chúng vẫn tươi như lúc ban đầu. Những người bị nhiễm khuẩn ngoài da, suy nhược thần kinh khi vào Kim Tự Tháp an dưỡng, bệnh dần bình phục.

Khi các nhà khảo cổ xem xét phần thiết kế của Kim Tự Tháp, mới nhận ra người xưa đã biết cách đón gió từ bên ngoài vào trong tháp cho thông thoáng, thuân tiện cho sự giao lưu địa khí. Có lẽ người Ai Câp muôn khi các Pharaoh chết đi, được ướp xác và chôn trong Kim Tự Tháp, linh hồn các vị hoàng đế sẽ tồn tại sống trong tòa tháp đó.

- Người cổ Hy Lạp, ông Acrantist (190 – 105 Tr.CN) có cuốn “Hồng Hải” nói về địa lý với sức khoẻ con người. Ông nghiên cứu về những con sông chảy qua các bộ lạc sinh sống, thấy con người muốn sinh tồn phải thích ứng với hoàn cảnh. Những nơi đất khô vì nắng sa mạc, con người không thể sống nổi, còn nơi có độ ẩm, có cây cối nơi đó mới có sự sống, người dân mới phát triển thành bộ tộc.(sim phong thủy)

Ông Hippocrates (khoảng 460 – 370 Tr.CN), ông tổ của ngành Y Dược, có nói về gió như sau :

- “… Các bệnh của dân thành thị thường liên quan đến vị trí nhà ở đối với gió đông tây nam bắc. Nơi ở có gió đông sức khoẻ sẽ kém.

Còn vê nước, ông chia thành nhiều nguồn như sau :

- Nước tù (tù thủy), nước suối (tuyền thủy), nước trong khe (nham tăng thủy), nước mưa (vũ thủy), nước tuyết tan (tuyết thủy). Nguồn nước quyết định các chất nước, chất nước quyết định đên sức khoẻ con người.

Để kết luận, Hippocrates viết tiếp :

- Dân ở nơi có không khí ngột ngạt, ở vùng lòng chảo, vì khí hậu ít thay đổi (không có gió thổi đến) sẽ sinh lười biếng, khiến cuộc sống nghèo khó. Tính tình hèn yếu.

- Dân ở vùng mưa thuận gió hòa, khí hậu luôn thay đôi theo bốn mùa xuân hạ thu đông, thì cần cù, tinh thần sảng khoái nên thích hoạt động, có tính dũng cảm đến thô bạo, họ làm ra của cải nhiều hơn những nơi không thuận lợi về khí hậu.(so dien thoai phong thuy)

- Dân vùng cao nguyên, gió lộng quanh năm, da dẻ hồng hào, người cao lớn.

- Dân vùng đất đai khô cằn, khí hậu bất thường thì thân thể gầy ốm, có tính cố chấp.

Những dân tộc ít người tại Việt Nam, cũng có cách xem phong thủy khi an táng như :

Người Dao còn gọi là người Mán, sinh sông nhiều ở cực Băc giáp với biên giới Trung Quôc như Lào Kai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn… họ “dựng quan hạ táng”.

Trước khi hạ huyêt, gia đình mời thây mo đến trước huyệt để cúng tế, trước khi quan tài đặt xuống huyệt, thầy mo miệng niệm thân chú, tay giơ con dao rựa quơ từ trái sang phải rồi chém mạnh ba nhát lên quan tài. Biểu thị bắt linh hồn người chết phải rời khỏi nhà và dương thế.

Khi hạ táng, họ đắp mả thành hình bầu dục, hay tròn vì cho rằng mả giống trái núi, giống như túi tiền của người Dao là có thể có tiền; mả đắp dài như hình cây viết, có thể cho con cái có cái chữ.

Người Thổ còn gọi là dân Cọ, Xá Lá, sống nhiều ở vùng núi Thanh Nghệ Tĩnh, đều thờ sơn thần. Họ thường đến ở những nơi dựa núi kề nước. Dựa theo núi xây “Ngạc Bác” hay “Ngao Bao”, là những đống đá làm cọc giới hạn cho nhà ở, vì tin trong giới hạn đó có thần linh phù hộ. Trên Ngao Bao có treo cờ ngũ sắc mỗi khi làm lễ cúng tế cho gia đình.

Nguyên một sơn thôn, họ tìm nơi núi non phong tỏa một vùng, rồi trồng cây dương hay cây thông, lập ra gò “đất trấn tà” để thờ Sơn Thần.

Nơi này ngăn cấm mọi người đến động thổ hay tiểu tiện, người lạ không biết sẽ găp bùa ngải của người Thô rải ra đê trừng phạt ai đên xúc phạm thân linh. Thường sẽ bị đau ốm, phù thủng, nếu biết lỗi phải đem gà chó đến cúng sám hối, họ mới cho thuốc giải. Nếu bên “đất trấn tà” có dòng suối, cũng không ai được đến tắm giặt.

Người Thái tức người Tày, còn gọi Thái Trắng, Thái Đen, sống những vùng như Lai Châu, Hòa Bình, Hà Tây, Thanh Nghệ Tĩnh… chọn đất làm mả theo phương thức, đưa cho con người chết cầm một quả trứng gà sống đi ra nương rẫy hay vào rừng, đến nơi nào vừa ý thì ném cho trứng vỡ tung. Nơi nào lòng đỏ nhiều, lấy đó làm trung tâm huyệt mộ.

Người Mèo tức người H’Mông còn gọi Mán Trắng, sống ở Lào Kai, Lai Châu, Điện Biên… có tục “xuất thân”, tức đưa quan tài qua cửa sổ mà không phải bằng cửa chính.

Trong nhà có người sắp chết, gia đình phải dời người đó xuống bếp lò đặt phía nam, không cho nằm chết tại bếp lò phía bắc, phía tây. Khi xuất thân phải vào ngày chẵn âm lịch, tức ngày có âm khí, cho người chết được mát mẻ, ra đi thảnh thơi, sau về phù hộ cho gia đình.(sim hop tuoi)

Trong các dân tộc ít người, tuy không rành về thuật phong thủy, nhưng các thầy mo là người biêt đến bốn phương tám hướng (Bát Quái), tìm đất làm huyệt cho người chết, làm nhà cho người sống với những tục lệ tưởng chừng không phải của thuật phong thủy.

SimSoDepPhongThuy.Net