Chọn sim phong thuỷ hợp mệnh

Mời nhập
Ngày sinh (Dương lịch)
/ /
Giờ sinh
Giới tính

Tin tức sim phong thủy - hợp mệnh của bạn

Cách tìm Thế đất và âm trạch của người xưa(2/3)

- SimSoDepPhongThuy.Vn

Khác với Hà Nội, cố đô Huế mới được gần 450 năm tuổi (kể từ năm 1558), cũng như chỉ tồn tại hơn 165 năm là kinh đô các triều đại nhà Nguyễn (không tính những năm từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong).

Nhìn lại lịch sử 450 năm xây dựng thành phố Huế.

Từ năm 1366, Huế đã là thủ phủ xứ Đàng Trong bắt đầu từ lộ Thuận Hóa gồm đất Châu Ô, Châu Lý thuộc Vương triều Champa, nhưng sử ghi là đất của nước Văn Lang từ thời các đời vua Hùng Vương và do nhà Trần tạo dựng nên.

- Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16 khi Trịnh – Nguyễn phân tranh, làn sóng di dân vào Nam khá rầm rộ, mà cuộc Nam tiến do chúa Nguyễn Hoàng phát động đưa dân vào vùng Thuận Hóa đến Ái Tử, thuộc huyện Đăng Xuyên, tỉnh Quảng Trị năm 1558.(xem so dien thoai)

- Tương truyền, khi ấy Nguyễn Kim có hai người con trai tên Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng cùng làm tướng cho vua Lê, còn chúa Trịnh Kiểm là anh rể của hai người. Khi đó họ Trịnh sợ họ Nguyễn tranh giành công trạng và quyền lực trước vua Lê, nên ông ta âm thầm giết chết Nguyễn Uông, khiến Nguyễn Hoàng đâm lo sợ bị anh rể Trịnh Kiểm sẽ giết tiếp, nên đi tìm cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hỏi kế phòng thân.

Trình Quốc Công liền lấy giấy bút ra ghi 8 chữ :

- “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”.

Nguyễn Hoàng hiểu ý, liền đến cầu cứu với chị là Ngọc Bảo vợ chúa Trịnh Kiểm, xin viết giấy cho vào trấn phía Nam. Năm Mậu Ngọ 1558 đời vua Lê Anh Tông chấp thuận cho Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm đất Thuận Hóa.

Khi đến Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng liền xưng Chúa đóng quân trên đất Ái Tử. Tướng Lập Bạo nhà Mạc liền đem một toán quân gồm 60 chiến thuyền theo Cửa Tùng vào đánh quân chúa Nguyễn, suốt mấy trận không bên nào thắng bại.(xem sim phong thuy)

Một đêm đang đóng binh bên sông, chúa Nguyễn Hoàng nghe có tiếng “trảo trảo”, nhìn xuống dòng sông thấy sóng nổi lên cuồn cuộn trông rất hải hùng, chúa Nguyễn liền cúi xuống cầu nguyện “Thần sông có linh thiêng thì hãy giúp ta ra tay trừ giặc”.

Đến đêm Chúa nằm mộng thấy một người đàn bà đẹp lộng lẫy đến gần Chúa mà nói : “Nhà ngươi hãy dùng kế mỹ nhân mới thắng được quân giặc”.

Vừa tỉnh giấc Nguyễn Hoàng nhìn thấy nàng hầu tên Ngô Thị, đang mang nước rửa mặt đi vào. Nàng Ngô Thị có sắc đẹp tuyệt vời nên Chúa liền dùng nàng thực hiện kế mỹ nhân theo lời Thần sông căn dặn.

Còn Lập Bạo khi thấy nàng Ngô Thị sắc nước hương trời, mang lễ vật và thư cầu hòa của Nguyên Hoàng đến, nàng đưa mắt liếc tình nhìn làm Lập Bạo thấy mê đắm, nên đồng ý đình chiến. Khi Ngô Thị cáo lui, nàng vẫn liếc mắt như muốn rủ rê Lập Bạo đi theo.(phong thuy sim)

Quá háo sắc nên tướng nhà Mạc vội vàng theo chân Ngô Thị đến chỗ chúa Nguyễn đang phục binh lúc nào không hay, khi nhận ra Lập Bạo liền nhảy xuống sông định tẩu thoát, nhưng y lặn đến đâu trên mặt nước có tiếng chim kêu đến đó. Chúa Nguyễn Hoàng biết Lập Bạo đang bơi đến làng Vân Trình bị kiệt sức nhờ đó quân chúa Nguyễn giết được y, rồi cho quân tiến công diệt sạch quân Mạc.

Hiện nay tại Ái Tử có đền thờ “Trảo Trảo” thờ Thần sông giúp chúa Nguyễn Hoàng đánh thắng giặc, và được sắc phong “Trảo Trảo Linh Thu Phổ Trạch Tướng Hiệu Phu Nhân”.

Theo dòng lịch sử, cố đô Huế có 9 đời chúa và 16 đời vua, theo thứ tự thời gian như sau :

Đời chúa Nguyễn

1/- Chúa Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên)                      1558   -1613.

2/-  –                Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi)                -1635

3/-   –               Nguyễn Phúc Lan (Chúa Thượng)              – 1648

4/-    –    Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền)                              – 1687

5/-    –    Nguyễn Phúc Trăn (Chúa Nghĩa)                           – 1691

6/-    –    Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa)                             – 1725

7/-    –    Nguyễn Phúc Trú                                                                 – 1739

8/-    –    Nguyễn Phúc Khoát                                                            – 1765

9/-    –    Nguyễn Phúc Thuần                                                      đến 1774

- Đời chúa Trịnh :

- Từ Trịnh Sâm, Trịnh Khải đến Trịnh Bông

(Huế trực thuộc vua Lê)                                                      1774 -1786

- Đời Tây Sơn :

1/- Nguyễn Huệ tức Quang Trung                            1788 – 1792

2/- Nguyễn Quang Toản tức Cảnh Thịnh                1793 – 1802

- Đời Vua Nguyễn :

1/- Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long)                                         1802 – 1819

2/- Nguyễn Phúc Đảm (Minh Mạng)                                    1820 – 1840

3/- Nguyễn Miên Tông (Thiệu Trị)                            1840 – 1847

4/- Nguyễn Hồng Nhiệm (Tự Đức)                          1847 – 1883

5/- Nguyễn Ưng Chân (Dục Đức)                                       1883/ 3 ngày

6/- Nguyễn Hồng Dật (Hiệp Hòa)                           1883 / 6 tháng

7/- Nguyễn Ưng Đăng (Kiến Phúc)                                     1883 – 1884

8/- Nguyễn Ưng Lịch (Hàm Nghi)                                        1884 – 1885

9/- Nguyễn Ưng Kỳ (Đồng Khánh)                          1885 – 1888

10/- Nguyễn Bửu Lân (Thành Thái)                                     1888 – 1907

11/- Nguyễn Vĩnh San (Duy Tân)                                         1907 – 1916

12/- Nguyễn Bửu Đảo (Khải Định)                          1916 – 1925

13/- Nguyễn Vĩnh Thụy (Bảo Đại)                            1925 – 1945

Vùng kinh đô Huế lúc đó có 4 doanh gồm Trực Lệ Quảng Đức – Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình và Quảng Nam. Qua 13 đời vua Nguyễn vẫn lấy 4 doanh trên làm kinh đô nước Việt Nam,

Qua các đời vua chúa xây dựng trên 450 năm, cố đô Huế hiện nay còn rất nhiều cung điện.

Theo kiến trúc cũ Hoàng thành có tổng thể 147 công trình lớn nhỏ, trong đó Tử Cấm Thành có 40 hạng mục, nhưng nay không còn như điện Cần Chánh, Càn Thành, Kiến Trung, đàn tế Nam Giao đều bị phá hủy bởi chiến tranh và thời gian, một số hư hại như lăng Tự Đức, Minh Mạng, cửa Ngọ Môn, điện Thái Hòa…

Kinh thành Huế xưa được xây dựng theo truyền thống phương Đông, với ba vòng thành : Phòng thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, lấy núi Ngự làm tiền án, cồn Hến và cồn Dã Viên làm “tả long hữu hổ”; ba mặt Bắc Đông Tây đều có sông đào bảo vệ, cùng con sông ở mặt Nam tạo thế “tứ thủy triều quy”, tức hội đủ các ưu thế theo thuật phong thủy.(xem phong thuy sim)

 

Truyền thuyết về mộ vua Quang Trung

Ở nước ta khi Gia Long lên ngôi vua đầu đời nhà Nguyễn, cũng đã học cách phá thế “vương” của anh em nhà Tây Sơn, đã tận diệt dòng họ Tây Sơn bằng cách phá mộ, đốt hài cốt thành tro và chuyển kinh đô từ Thăng Long về Phú Xuân, theo cung cách của Sở Bá Vương Hạng Võ.

Vào đầu thế kỷ 21, có một số dư luận đưa ra giả thuyết, cho rằng hài cốt vua Quang Trung hiện được chôn cất tại xã Hàm Thắng, thuộc huyên Hàm Thuận Băc, tỉnh Bình Thuận, cách thị xã Phan Thiết chừng 10 km.

Mộ vua Quang Trung ở đâu ?

Để chứng minh cho giả thuyết mộ vua Quang Trung chôn tại Hàm Thắng, mọi người kể rằng :

- Khi Nguyễn Ánh xưng hoàng đế Gia Long thiết lập triều đình nhà Nguyễn. Gia Long cho quật mộ vua Quang Trung đang chôn ở lăng Đan Dương lên, nghiền nát xương cốt thành tro rồi cho vào thuốc súng bắn cho tứ tán khắp nơi. Nhưng hài cốt tại lăng Đan Dương là giả, vì trước đó hoàng hậu Lê Thị Ngọc Hân (công chúa Ngọc Hân) đã nghe theo lời tiên đoán của La Sơn Phu Tử, về hậu vận của nhà Tây Sơn, nên đích thân cùng tùy tùng cải táng đem hài cốt chồng xuôi từ Huế vào Nam, không đưa về Bình Định vì bà biết vua Gia Long sẽ “tận pháp trừng trị” nhà Tây Sơn, nhất là quê quán của vua Quang Trung.

Khi đến cửa biển Phú Hài gần Phan Thiết, hoàng hậu Ngọc Hân cho thuyền rẽ vào nhánh sông nhỏ để vào cánh rừng nay thuộc xã Hàm Thắng.

Và cho giả thuyết trên đúng đắn, mọi người cho biết thêm họ đã tìm thấy ấn tín của vua Quang Trung đúc năm 1791, cách Hàm Thắng chừng 40 km, có lẽ trên đường đưa hài cốt vua Quang Trung đi cải táng, hoàng hậu Ngọc Hân đã làm rơi ấn tín Hoàng đế nơi dọc đường. Còn nơi mộ vua người ta tìm thấy có pho tượng tạc một võ tướng dáng mạo uy nghiêm, trên tượng có khắc mấy chữ Hán mà khi chiết tự ra tên của Nguyễn Huệ.

Nhưng theo ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu lão thành về lịch sử cố đô Huế, cho rằng dấu tích lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung vẫn nằm trên gò Dương Xuân, ấp Bình An ở Huế. Theo ông, lăng vua Quang Trung tức lăng Đan Dương nằm một nơi nào đó gần chùa Thiền Lâm (cũ), khi nhà Nguyễn Gia Long làm lễ hiến phù đã khai quật và phá lăng, đồng thời cho chuyển chùa Thiền Lâm đi nơi khác, rồi tuyên bố “phủ Dương Xuân” mất tích cùng lúc với xương cốt vua Quang Trung bị bắn thành khói.(y nghia so dien thoai)

Nhưng thực tế ngôi mộ bị quật phá là ngôi mộ giả, còn mộ thật của vua Quang Trung vẫn còn tại gò Dương Xuân, nhưng không có một chứng tích nào biểu hiện cho thấy nơi đây đang có huyệt mộ của một vị vua từng đại phá quân Thanh năm xưa; cũng như các giới chức văn hóa và khảo cổ chưa có động thái đi tìm sự thật về hai ngôi mộ, một ở tỉnh Bình Thuận và một ở cố đô Huế, giả thuyết nào đúng ? Hay như lịch sử vẫn cho rằng mộ vua Quang Trung đã bị quật phá, còn hài cốt bị đem tán nhuyễn trộn với thuốc súng, đem bắn đi khắp nơi ?!

Long mạch bị trấn ếm ?

Vào thời Pháp thuộc, dân chúng miệt Long Châu Hà (Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên), có truyền nhau về chuyện vua Quang Trung bị trấn yểm long mạch trên núi Cấm, người ta kể tại làng Nhơn Hưng thuộc huyện Tịnh Biên, có một ông Đạo lập một nhóm môn đệ đưa vào núi Cấm luyện bùa thỉnh ngải.

Khi đưa môn đệ vào sâu trong rừng được vài dặm, họ khám phá ra một thẻ bài khắc trên đá hoa cương to cỡ nửa tấm bia, trên thẻ có hàng chữ : “Hoàng Thanh, Càn Long ngũ thất niên, Trung Thu, Cốc đán” (tức Triều đình nhà Thanh, năm Càn Long thứ  57 – vào năm 1792 dương lịch – chôn vào tháng 8 âm lịch).phong thuy so dien thoai

Ông Đạo cùng môn đệ đưa ngay tấm thẻ bài bằng đá hoa cương về thị trấn, nói là tìm thấy trên núi, mọi người nhìn tấm thẻ lấy làm lạ, vì sao lại có tấm thẻ bằng đá to như thế được chôn trong khu rừng Cấm Sơn, lại ghi chú là của triều vua Càn Long bên Trung Hoa. Và họ chôn ở núi Cấm để làm gì ?

Mọi người bàn tán, sau đó mới truy ra được sự việc, người ta cho rằng thuở ấy (khoảng những năm 1780 – 1800) con cháu họ Mạc là Mạc Tử Sanh, Mạc Tử Thiêm còn trấn nhậm ở Hà Tiên, là những người từ đất Trung Hoa sang tận đây tị nạn, có thể tấm thẻ bài này là của họ Mạc đem theo lúc mới đến xin cư trú ở nước ta.

Nhưng tại sao nó lại được chôn kín trong rừng sâu ? Có thể là chiếc thẻ bài bằng đá hoa cương này, đang dùng để trấn ếm về phong thủy, như các thầy địa lý thường dùng khi để ếm những chỗ không tốt cho thân chủ ?!

Theo sử chép, Mạc Cửu là một quan chức bên Trung Quốc, ông rất am tường về môn địa lýphong thủy. Khi đoàn người của họ Mạc đến nước ta xin cư trú, lấy cớ là tị nạn. Nhưng thực tế họ Mạc và các đời con cháu của ông xin tị nạn nước ta cốt làm một việc như Cao Biền ngày xưa vâng lệnh vua Đường sang nước Việt trấn ếm long mạch đang kết phát.(so dien thoai)

Còn họ Mạc đến miệt Hà Tiên, khi đến đây thấy vùng Thất Sơn có vượng khí linh thiêng, biết tại nơi đây có Long huyệt, e nước Việt sẽ sinh ra Thánh chúa mà không chịu quy phục nước Trung Hoa theo như mấy trăm năm qua, vì vậy mà họ Mạc đã dùng tấm thẻ bài này để trấn ếm, để nước Việt luôn luôn nằm trong sự đô hộ từ phương Bắc.

Trên thẻ bài đá hoa cương còn ghi những con số trùng hợp về năm tháng với năm tháng vua Quang Trung băng hà (15/9/1792).

Vì trước đó vào cuối năm 1788, quân Thanh được vua Lê Chiêu Thống cầu viện vào chiếm đóng Thăng Long, nhưng vua Quang Trung dẫn quân ra đánh Bắc Hà vào mùng 5 tết Kỷ Dậu (1789), đánh tan 29 vạn quân Thanh, còn Lê Chiêu Thống chạy trốn qua Trung Quốc và chết tại nước này vào năm 1793, chấm dứt triều đại nhà hậu Lê. Mọi người bàn luận, đây đúng là thẻ trấn ếm Long mạch của họ Mạc, nhằm vào vua Quang Trung.

Có phải vì thế mà Quang Toản (tức vua Cảnh Thịnh, 1793 – 1801) lên nối ngôi cha chỉ được 8 năm thì nhà Tây Sơn bị tận diệt cho nhà Nguyên Gia Long ra đời đên năm 1945 mới châm dứt.(xem phong thuy so dien thoai)

 

LĂNG TẨM CÁC VUA NGUYỄN

Nhà Nguyễn có tất cả 9 đời Chúa cùng 13 đời vua, và do hoàn cảnh lịch sử phức tạp,hiện nay chỉ có 8 lăng tẩm còn tồn tại ở cố đô Huế, với những nét khác biệt nhau.

Tính theo thuật phong thủy, các lăng tẩm ở Huế đều nằm theo hướng Tây Nam của cố đô, nơi xa nhất có lăng Gia Long (16 km) và gần nhất là lăng Dục Đức (3 km).

Vùng đất xây lăng được lựa chọn thận trọng theo thuật phong thủy : có núi ẩn núi chầu, có hồ tụ thủy, có khe có suối lưu thông (sơn chỉ thủy giao)… phần lớn các lăng được xây khi vua còn sống (theo quan niệm “tức vị trị lăng” mà Tần Thủy Hoàng thực hiện khi mới lên ngôi, đã cho làm lăng tẩm tại Ly Sơn). Nhìn chung cấu trúc một lăng thường được chia làm hai khu : Khu thờ phụng tưởng niệm (tẩm) và khu mộ (lăng).

Các kiến trúc lăng tẩm được bố trí theo một trật tự nhất định trên một trục xuyên suốt, hoặc trên trục song song, về đại thể bao gồm : cổng lớn và bái đình tức sân chầu, hai bên có tượng quan văn võ, voi ngựa, bi đình nơi đặt bia “Thánh Đức thần công”, sân tế có nhiều tầng cấp, tẩm điện nơi điện thờ.(xem so dien thoai hop tuoi)

Có lăng có thêm nhiều công trình phụ như đông và tây phối điện ở phía trước thờ các công thần; tả và hữu tùng viện nơi ở của thái giám hay thủ từ, thủ nhang không gia đình vợ con trông coi việc đèn nhang hương khói; bửu thành nơi đặt phần mộ… Ngoài các kiến trúc chủ yếu nói trên, trong các lăng còn có ao sen, núi giả, vườn hoa, đồi thông, cầu quán, đình tạ v.v… tạo thành quần thể kiến trúc hài hòa với cảnh trí thiên nhiên.

Vây quanh khu lăng tẩm là một dãy tường gọi là la thành, có lăng không có, ngoài la thành có thêm vành đai bảo vệ được gọi “đất quan phòng”, ngày xưa tuyệt đối không ai được xâm nhập từ đây vào trong lăng tẩm.

Sau đây là lăng tẩm các vua nhà Nguyễn, mà lăng Gia Long được lấy làm tiêu chí cho việc xây dựng về sau :

Lăng Gia Long

- Vua Gia Long lên ngôi năm 1802, sau một thời gian tìm nơi cát địa (đất tốt), đến năm 1814 mới bắt đầu cho dựng lăng. Từ việc chọn đất và kiểu cách v.v… nhà vua đều đích thân tham gia. Năm 1819 khi Gia Long qua đời, năm sau 1820 việc xây lăng mới hoàn thành.

Lăng mang tên Thiên Thọ, cách Huế khoảng 16 km theo hướng Bắc Nam giữa vùng núi rợp bóng thông, có 36 ngọn núi chầu chung quanh, hai bên là nguồn Tả và Hữu Trạch như ôm ấp lấy khu lăng tẩm.

Lăng được xây dựng bên chân núi Đại Thiên Thọ được lấy làm tiền án, có dựng hai cây trụ cao, trước lăng có hồ bán nguyệt, phía sau là sân chầu, đến sân tế, cuối cùng là bửu thành nơi đặt mộ vua và mộ Thừa Thiên Cao hoàng hậu nằm song song, theo kiểu song táng “Càn Khôn hiệp đức”, phía trước có tấm bình phong che chắn, trông đơn giản mà tôn nghiêm.

Bên trái bửu thành có nhà bia và bên phải là điện Minh Thành, thờ vua và hoàng hậu, các kiến trúc toàn bằng gỗ để mộc trần nhưng được chạm khắc tỉ mỉ. Lăng vua Gia Long không có la thành nhưng đất quan phòng rộng tới 2875 ha.(xem sim hop tuoi)

Lăng Minh Mạng

- Sau lăng Gia Long là lăng vua Minh Mạng còn được gọi Hiếu Lăng, được xây dựng vào năm 1840 sau hàng chục năm tìm đất, đến năm 1843 tức gần ba năm sau khi vua Minh Mạng qua đời, lăng mới xây xong, do chính Nguyễn Tri Phương huy động cả vạn dân phu thi công. Lăng cách Huế 12 km nằm trên đồi Cẩm Kê nhìn ra ngã ba Bằng Lăng rộng 26 ha với trên 30 công trình chính phụ.

Lăng chia ra hai khu vực, nơi thờ và nơi đặt mộ. Cả khu lăng tẩm có nhiều hồ sen, cầu, cổng, đình tạ, vườn hoa cây cảnh, rừng thông… rất ngoạn mục. Vây quanh là la thành hình bầu dục dài gần 2 km, tường cao trên 3m, độ dày khoảng 1m. Phía trước có ba cổng, cổng chính tên Đại Hồng môn, còn hai bên là Tả Hữu Hồng Môn.

Sau Đại Hồng môn có sân chầu, hai bên có tượng quan văn võ và voi ngựa đứng hầu. Tiếp theo là nhà bia, một tòa nhà dựng trên nền cao ba tầng, phía trước sau đều có bậc đá lên xuống được tạc rồng. Trong nhà bia có tấm bia “Thánh Đức thần công” khắc văn bia do Thiệu Trị soạn.

Sau nhà bia là sân tế, chia làm bốn cấp cao dần, cuối sân có Hiển Đức Môn cổng vào khu thờ tự được xây kín bằng tường thành nối với la thành.

Sau Hiển Đức Môn một sân rộng ở cuối là điện Sùng Ân nơi thờ chính. Hai bên có Đông Tây phối điện. Sau điện lại có một sân hai bên là Tả Hữu tùng viện. Qua Minh Lâu đi tiếp con đường có vườn hoa, giả sơn và hai cây trụ cao 21m là đến cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua hồ Tân Nguyệt, dẫn đến một sân hẹp có bậc đá là đến bửu thành nơi đặt mộ vua Minh Mạng.(sim hop tuoi)

Lăng Tự Đức

- Lăng Tự Đức cách Huế chừng 7km, giữa một rừng thông cùng với nhiều cây cổ thụ khác. Toàn khu vực được vây quanh bằng một vòng la thành lúc thẳng lúc gấp khúc, tạo một địa hình đa giác, có bốn cửa. Hiện nay ra vào lăng thường qua cửa Vụ Khiêm tức mặt chính, có hai cửa Tự Khiêm, Thương Khiêm được nối bằng một tấm bình phong.

Lăng Tự Đức cũng chia hai khu vực, nơi thờ cúng (tẩm) và nơi đặt mộ (lăng), nhưng không bố trí trên một trục như lăng Minh Mạng. Lăng được xây dựng vào năm 1867, ba năm sau đã hoàn thành khi dự kiến đến 6 năm, vì thế lăng Tự Đức làm nhiều dân phu bỏ mạng do điều kiện lao động khắc nghiệt.

Lăng Tự Đức được xây trước lúc vua qua đời đến 16 năm. Lúc còn sống nhà vua thường ra “lăng tẩm” mình nghỉ ngơi, đọc sách ngâm thơ. Vì vậy trong lăng còn thêm nhiều kiến trúc như ngự điện, lầu gác, đình tạ, cầu quán, hồ sen, vườn cảnh, nhà hát… phối trí hài hòa với khung cảnh thiên nhiên.(xem số điện thoại)

Lúc đầu tên lăng là Khiêm Cung sau đổi là Khiêm Lăng. Tên 50 công trình trong lăng đều mang chữ Khiêm.

Bến Dũ Khiêm ở phía bên này hồ đối diện cửa Khiêm Cung Môn là cổng chính vào điện Hòa Khiêm nơi thờ vua và hoàng hậu. Phía trước điện có một sân rộng, hai bên có dãy tả hữu vu tên Lễ Khiêm, Pháp Khiêm vu. Sau điện có hai tòa nhà, một bên tên Minh Khiêm Đường tức nhà hát, và Ôn Khiêm Đường nơi ở các thái giám trông coi lăng mộ. Phía sau có điện Lương Khiêm, nơi thờ mẹ vua Tự Đức, bên ngoài khu thờ có một số nhà phụ là nơi ở của các cung tần và những người phục dịch lúc vua Tự Đức còn sống.

Lăng Dục Đức

- Lăng Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân tức khu An Lăng, mới đầu là phần mộ của vua Dục Đức do vua Thành Thái xây cho thân phụ vào năm 1890, cạnh chùa Kim Quang gần An Cựu (bây giờ là đường Duy Tân).

Theo dã sử, Dục Đức chỉ làm vua được 3 ngày từ 19/7/1883 đến 22/7/1883 rồi bị Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (vợ vua Thiệu Trị) phế truất giam giữ, đến ngày 6/10/1883 ông qua đời, thi hài được cuốn vào chiếu giao cho quân lính đem chôn tại chùa Kim Quang (chùa này trước mang tên Tường Quang Tự), nhưng gần đến chùa thì “quan tài” chiếu bị đứt dây, xác vua Dục Đức rơi nằm tại đây, nhà chùa cho rằng do trời định nên cho an táng tại chỗ, sau được vua Thành Thái cho xây thành lăng tẩm.

Sau năm 1954, vua Thành Thái đi tù từ đảo Réunion về và chết tại Sài Gòn, được đưa xác về Huế an táng, cùng hài cốt vua Duy Tân (cũng bị Pháp giam tại đảo Réunion).sim phong thủy

Các lăng tẩm khác :

- Lăng Đồng Khánh : được xây vào năm 1917 và được vua Khải Định tu sửa từ điện Truy Tư (đời vua Thành Thái đổi tên là điện Ngưng Hy để thờ vua Đồng Khánh), vì trong thời gian Thành Thái làm vua, nền kinh tế đất nước đang suy kiệt không thể xây lăng như các đời vua trước.

- Lăng Khải Định : khởi công vào ngày 4/9/1920 kéo dài đến năm 1931 mới hoàn thành, đây là lăng tẩm mới nhất trong các đời vua nhà Nguyễn, gồm các lối kiến trúc Á, Âu và truyền thống Việt Nam.

- Lăng Thiệu Trị : được xây dựng chỉ trong 3 tháng vào năm 1848 do chính vua Tự Đức chỉ đạo. Vua Thiệu Trị mất vào năm 1847, trước khi chết lại truyền ngôi cho con thứ là Nguyễn Hồng Nhậm (hay Hồng Nhiệm tức vua Tự Đức), còn con cả Nguyễn Hồng Bảo không trao vì thuộc hàng con của thứ phi, tính lại đần độn, ít chịu học hành, ham chơi.

Chính điều này về sau Hồng Bảo mưu toan cướp ngôi vua nên bị bắt giam và sau đó chết bí ẩn trong tù, có tin đồn nói vua Tự Đức đã giết anh cùng cha khác mẹ để diệt trừ hậu họa.(xem tu vi so dien thoai)

SimSoDepPhongThuy.Vn