Chọn sim phong thuỷ hợp mệnh

Mời nhập
Ngày sinh (Dương lịch)
/ /
Giờ sinh
Giới tính

Tin tức sim phong thủy - hợp mệnh của bạn

TÌM HIỂU MÔN “BÁT TỰ HÀ LẠC” (bài 2)

MÔN “BÁT TỰ HÀ LẠC”

Như ở bài 1,SimSoDepPhongThuy.Net-chuyên về sim phong thuy chúng tôi lại giới thiệu thêm bài 2 của môn Bát Tự Hà Lạc:

Lập quẻ HÀ LẠC LÝ SỐ

 

Bài trước chúng tôi nói về lịch sử của thuyết Âm Dương – Ngũ Hành và những môn mệnh thuật được soạn từ Dịch học Đông Phương, trong đó có môn “Hà Lạc Lý Số” của Trần Đoàn (người soạn ra môn Tử Vi Đẩu Số).

Qua bài 2 này là cách lập quẻ Hà Lạc dùng xem mệnh vận cuộc đời không khác gì môn Tử Vi. Tuy nhiên Hà Lạc lấy 8 chữ Can Chi mà ra quẻ (như cách lập quẻ môn Mai Hoa), còn Tử Vi lấy ngày tháng năm giờ sinh mà lập số.

A/- TÊN CHÍNH QUẺ

Khi 2 quẻ đơn phối hợp, quẻ đơn trên là quẻ Thượng, hay quẻ ngoại; quẻ đơn dưới là quẻ Hạ hay quẻ nội còn mang tính Ngũ hành trong chính quẻ, chúng mang một tên Thoán (như hình 3, quẻ Thoán có tên Hỏa Trạch Khuê).

Vì cách gọi tên cùng tính chất ngũ hành của quẻ đơn là :

KHẢM             là         THỦY          (nước)            hành                Thủy

KHÔN             là         ĐỊA                  (đất)                -                       Thổ

CHẤN             là         LÔI                  (sấm)              -                       Mộc

TỐN                là         PHONG          (gió)                -                       Mộc

KIỀN               là         THIÊN             (trời)                -                       Kim

ĐOÀI               là         TRẠCH           (đầm)              -                       Kim

CẤN                là         SƠN               (núi)                 -                       Thổ

LY                    là         HỎA                (lửa)                -                       Hỏa

Còn tên sau 2 quẻ đơn (như Hoả Trạch KHUÊ) xem bảng 64 quẻ Dịch (trước đây từng có trong bài Mai Hoa Dịch Số), khi chúng được phối ghép nhau. Cách xem : quẻ Thượng là Hỏa quẻ Hạ là Trạch xem tên quẻ tại tâm điểm dọc ngang.

Mỗi chính quẻ có 6 hào, có hào âm hào dương hay thuần âm, thuần dương. Chu Công Đản đặt thành lời Tượng nên còn gọi là Hào từ. Hào tính từ dưới lên trên, hào 1 là hào sơ đến hào 6 là hào thượng.

- Hào 1 và 2 chỉ Đất (mọi vật trên trái đất)

- Hào 3 và 4 chỉ Người (là chính ta, gia đình ta)

- Hào 5 và 6 chỉ Trời (mọi vật trên vũ trụ)

B/- THẾ VÀ ỨNG

Nên trong một quẻ bao hàm đầy đủ thế Tam Tài Thiên Địa Nhân, và mỗi hào tự coi mình là THẾ (T- chính ta) và cách hai hào đến hào 3 là ỨNG (Ư -là hữu viện, nhưng tính chất sẽ là cát hay hung, được giúp hay không được giúp).

Trong 6 hào từ hào sơ đến hào thượng, nếu hào có 2 vạch đứt là hào âm, còn 1 vạch dài là hào dương, THẾ và ỨNG như sau (xem hình 3 minh họa) :

-  Nếu hào    1 là THẾ (T)  thì  hào                         4 là ỨNG (Ư)

-                     2                                                                      5

-                     3                                                                      6

-                     4                                                                      1

-                     5                                                                      2

-                     6                                                                      3

Vì Dịch là sự biến đổi không ngừng, từ một quẻ đầu tiên sẽ sinh ra quẻ khác qua việc biến đổi từ Dương sang Âm hay từ Âm sang Dương.

Trong các môn mệnh thuật lấy Dịch Lý làm căn bản, người ta tính Nguyên Đường là Thế tức chính ta, cách 2 hào (tính lên, nếu đến hào thượng chưa đủ tính trở về hào sơ) để tính Ứng là hữu viện.

Khi hào biến đổi từ Âm qua Dương hay Dương qua Âm, hào này được gọi là hào Thế, tính hào Ứng như đã dẫn.

Thí dụ : Ở quẻ Hỏa Trạch Khuê T nằm ở hào 1 dương thì Ư nằm ở hào 4 dương. Khi biến đổi hào 1 dương thành hào 1 âm, trở thành quẻ Hỏa Thủy Vị Tế (hình 4). Thế vẫn nằm tại hào 1 âm, Ứng tại hào 4 dương.

C/- NGUYÊN ĐƯỜNG

Khi có chính quẻ tiếp tục tìm hào Nguyên Đường để an.

Nguyên Đường là chủ thể của chính quẻ, được ví như cung Mệnh – Thân. Cách tính Nguyên Đường (NĐ) có nhiều trường hợp, sau đây là những yếu tố chính :

- Tìm Nguyên Đường phải căn cứ vào giờ sinh.

- Sinh giờ Dương tức từ giờ Tý đến giờ Tỵ, gồm 6 giờ : TÝ, SỬU, DẦN, MÃO, THÌN, TỴ.

- Sinh giờ Âm tức từ giờ Ngọ đến giờ Hợi, gồm 6 giờ : NGỌ. MÙI, THÂN, DẬU, TUẤT, HỢI.

Những ai sinh giờ Dương xem trong quẻ có bao nhiêu hào dương, và khởi đầu từ hào dương thấp nhất (từ hào sơ lên hào thượng, hào nào thuộc dương đầu tiên) khởi bằng giờ Tý. Những ai sinh giờ Âm cũng xem có bao nhiêu hào âm và khởi bằng giờ Ngọ.

Lưu ý : mặc dù đếm đến giờ sinh có thể an NĐ, nhưng chúng tôi đưa thí dụ đủ 6 giờ cho một quẻ, vì có những trường hợp đặc biệt cần chú ý.

1/- TRƯỜNG HỢP CÓ 1, 2  HÀO ÂM HAY DƯƠNG

Theo nguyên tắc nếu chỉ có từ 1 đến 2 hào âm hay hào dương, chỉ được đếm hào đó 2 lần hoăc từ trái sang phải trường hợp có 1 hào âm hay 1 hào dương, hoặc từ dưới đếm lên và được đếm lại lần thứ hai khi có 2 hào âm hay 2 hào dương.

Vì quẻ chỉ có1 hay 2 hào âm hay dương chưa tính đủ cho 6 giờ âm lịch, nên phải mượn sang hào khác, nếu đang tính hào âm thì phải mượn sang hào dương, hay ngược lại. Hào được mượn chỉ được đếm 1 lần từ hào thấp trở lên hào cao. Đến giờ sinh an Nguyên Đường.

a/- Trường hợp sinh giờ Dương

Thí dụ sinh giờ Sửu tức sinh vào giờ Dương, được đếm giờ từ Tý đến Tỵ. Như được quẻ Địa Sơn Khiêm chúng ta theo nguyên tắc đã hướng dẫn (hình 5) :

Thí dụ 1 : sinh giờ Sửu tức giờ Dương, tìm các hào dương trong quẻ Khiêm, bắt đầu khởi giờ Tý. Quẻ Khiêm chỉ có 1 hào dương nằm ở hào 3. Nên chỉ đếm 2 lần từ trái qua phải : khởi đầu giờ Tý đến giờ Sửu là đến giờ sinh không đếm nữa, vì hào 3 dương đã có giờ Sửu, có thể an NĐ tại hào này.

Thí dụ 2 : Quẻ Khiêm sinh giờ Tỵ, sau khi tính Tý, Sửu ở hào 3 dương và không còn hào dương nào ở trên, phải mượn qua hào âm tính từ hào 1 trở lên, mỗi hào chỉ được tính 1 giờ :

- Hào 1 là Dần, hào 2 là Mão (không tính hào 3 vì đã có Tý, Sửu), hào 4 Thìn và hào 5 là Tỵ, đúng hào giờ sinh là hào an NĐ. Nếu sinh giờ Tỵ thì NĐ nằm ở hào 5 âm.

Thí dụ 3 : Quẻ Địa Phong Thăng sinh giờ Thìn, quẻ có 2 hào dương, đếm hào 2 là Tý, hào 3 Sửu (đếm từ dưới lên mỗi hào 1 giờ), hết hào dương trở xuống hào 2 đếm tiếp Dần, hào 3 Mão (chỉ đếm 1 hào 2 lần) chưa đến giờ sinh phải mượn sang hào 1 âm và hào 4 âm để đêm tiếp Thìn, Tỵ.

Nguyên Đường an tại hào 1 âm.

b/- Trường hợp sinh giờ Âm

Thí dụ 4 : quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu sinh giờ Thân tức giờ Âm (từ giờ Ngọ đến giờ Hợi). Nhìn 6 hào quẻ Đại Hữu, chúng ta thấy chỉ có 1 hào âm ở hào 5, còn lại là 5 hào dương.

Bắt đầu khởi giờ Ngọ, Mùi tại hào 5 âm, hết hào âm mượn sang hào dương đếm tiếp giờ Thân ở hào 1, giờ Dậu ở hào 2, giờ Tuất ở hào 3, hào 4 là Hợi. Sinh giờ Thân an NĐ vào hào 1 dương.

Thí dụ 5 : quẻ Trạch Phong Đại Quá sinh giờ Dậu, có 2 hào âm là hào 1 và hào 6. Cách đếm hào 1 là Ngọ, hào 6 là Mùi trở về hào 1 Thân, hào 6 Dậu. Vì chỉ được tính 2 lần, nên sinh vào những giờ Tuất hay Hợi phải mượn sang hào dương, tức lấy hào 2 dương đếm Tuất, hào 3 dương đếm Hợi. Người sinh giờ Dậu lấy hào 6 âm làm NĐ.

 

simsodepphongthuy.net