Chọn sim phong thuỷ hợp mệnh

Mời nhập
Ngày sinh (Dương lịch)
/ /
Giờ sinh
Giới tính

Tin tức sim phong thủy - hợp mệnh của bạn

TÌM HIỂU MÔN “BÁT TỰ HÀ LẠC” (bài 1)

DỊCH HỌC ĐÔNG PHƯƠNG

TÌM HIỂU MÔN

“BÁT TỰ HÀ LẠC”

Bài 1 :

Lịch sử Hà Đồ Lạc Thư

- SimSoDepPhongThuy.Net

Nói về dịch học Đông Phương có rất nhiều bộ môn, như thuyết biện chứng từ Âm Dương – Ngũ Hành, Bát Quái; từ đó phát sinh các môn Dịch Lý  như Mai Hoa, Tử Bình và Hà Lạc.

Nhưng muốn tìm hiểu về biện chứng biến đổi của thuyết Âm Dương – Ngũ Hành, chúng ta cần tường tận 2 bộ Chu Dịch và Kinh Dịch tức hai bộ sách được xem như công cụ để lý giải cho các môn mệnh thuật như đã nói… tuy nhiên thực tế hai bộ sách trên không phải công cụ dùng bói toán mà là hai công trình nghiên cứu về khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên của người xưa.

Cụ Phan Bội Châu, một nhân sĩ khi dịch cuốn Chu Dịch, đã viết về hiện tượng trên : ”…là đổi món thuốc độc đang mê hoặc con người, làm giảm Chí tự cường và Đức tự tin của dân tộc”. Đọc lời bạt của cụ Phan Bội Châu mà thấy hổ thẹn khi dùng Chu Dịch làm sách bói toán. Không những Chu Dịch đã vậy, Kinh Dịch cũng là cuốn sách hay, dạy con người Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Khổng Tử khi san định Chu Dịch không dạy lấy 64 quẻ tượng cùng 384 lời hào mà xem tính kiết hung cho người đời.

Tuy nhiên về nguồn gốc hai bộ sách Chu Dịch và Kinh Dịch, cả hai được soạn từ Hà Đồ Lạc Thư được gọi là Dịch (xem hình 1 và 2). Dịch tức làm biến đổi, thay đổi, nhưng vì chưa có chữ nghĩa chỉ được biểu tượng qua hình vẽ. Lúc đó chỉ có 8 biểu tượng được xem là 8 quẻ Tiên thiên Bát quái.

Đến đời vua Chu Văn Vương trong dân gian bắt đầu có chữ để viết. Chu Vương hình thành 8 quẻ Hậu thiên Bát quái và phối hợp 2 quẻ tiên thiên hậu thiên với nhau mà thành 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, tổng cộng 64 quẻ có 384 hào nói trên.

Nhà vua  chua chữ cho mỗi quẻ, gọi là Thoán để luận 64 quẻ, con ông là Chu Công Đản về sau tiếp tục chua nghĩa cho từng hào gọi là Tượng. Mỗi quẻ gồm 6 hào hào dương và hào âm, tính từ dưới lên từ hào sơ đến hào lục. (Hình 3 và 4)

Nửa thiên niên kỷ sau vào đời Xuân Thu, Khổng Tử mới viết thêm 10 thiên truyện nhằm chú giải cho Chu dịch gọi là Kinh Dịch.

Vì thế Dịch đã có trên 6300 năm tính từ đời vua Phục Hy, Chu dịch dẫn lý còn Kinh Dịch phổ biến tổng quát cái chân lý của Chu dịch, gồm triết lý và dịch lý.

Kinh Dịch gói ghém hết những chất siêu việt do luật Âm Dương Ngũ Hành phát triển. Khổng Tử là người tổng hợp mọi cái ưu của Chu Dịch mà trước đó đã có bao người đã nói và viết về Dịch (thời vua Khang Hy – thế kỷ XVII – đã cho sưu tập hết các sách Dịch lý, từ đời Chu Văn Vương đến đời ông làm vua, tìm được 1.761 quyển, thuộc 158 bộ có tác giả, có 8 bộ gồm 12 quyển không rõ xuất xứ, vô danh, vô niên – tổng cộng gồm 166 người viết).

Nhưng đưa vào lịch sử triết học Trung Quốc chỉ có Phục Hy, Hạ Vũ, Chu Văn Vương, Chu Công Đản và Khổng Tử là những người khai sáng ra Dịch, như xác định thủy tổ của Dịch từ các vị này.

Ở phương Tây người ta không ngừng nghiên cứu về Dịch, vì Kinh Dịch bao hàm trên 16 môn học như : truyện học, pháp học, chương cú học, đồ học, số học, sấm vĩ học v.v… cũng từ Kinh Dịch người ta phát minh ra nhiều dụng cụ dùng cho sản xuất, hình thức tổ chức quốc gia, gia tộc, luân thường đạo lý, cả về trận đồ quân sự v.v…

Như bộ môn Mai Hoa, môn mệnh thuật Bát Tự Hà Lạc cũng vậy đều lấy 8 quẻ Bát Quái mà hình thành. Nhưng mỗi môn có cách lập quẻ khác nhau :

- LỊCH SỬ DỊCH HỌC

Có nhiều truyền thuyết cho là Dịch có từ đời nhà Hạ, Thương và Chu, có thuyết nói có từ đời Tam Hoàng truyền lại cho 3 vua trên.

- Truyền thuyết thứ nhất :

Sách Chu Lễ ghi, đời nhà Chu có quan Thái Bốc coi ba loại Dịch là :

1- Liên Sơn Dịch tức Dịch của nhà Hạ (2205 – 1776 Tr.CN) lấy quẻ Cấn làm chủ, coi mây từ núi bốc ra.

2- Qui Tàng Dịch tức Dịch của nhà Thương (1776 – 1150 Tr.CN) lấy quẻ Khôn làm chủ, ngụ ý mọi vật do đất sinh ra rồi lại trở về với đất.

3- Chu Dịch tức Dịch của nhà Chu (1142 – Tr.CN) phối hợp 2 quẻ Càn và Khôn làm cửa ngõ biến hóa cho Âm Dương. Chu có nghĩa là thông, là biến khắp vũ trụ muôn loài.

- Truyền thuyết thứ hai :

Do khám phá của Mao Tiệm, nhân dịp ông phụng sứ kinh tây, đến Đường Châu tìm được trong dân 3 bộ sách gọi là “Tam Phần Thư” gồm có 3 phần là Sơn phần, Khí phần và Hình phần.

Nội dung như sau :

1- SƠN PHẦN là Liên Sơn Dịch của vua Phục Hy (Thiên Hoàng)

2- KHÍ PHẦN là Qui Tàng Dịch do Thần Nông (Nhân Hoàng)

3- HÌNH PHẦN là Càn Khôn Dịch do vua Hoàng Đế (Địa Hoàng)

Mỗi Dịch có 8 quẻ, dưới mỗi quẻ có 8 quẻ khác vị chi là 64 quẻ, mỗi quẻ lại mang một tên khác nhau (xem bảng 64 quẻ)

Theo phân tích thì 3 đời Hạ, Thương, Chu chỉ là những người chấp bút ghi lại Tam Phần Thư.

- 9 con số trong Hà Đồ Lạc Thư được gọi là Cửu Trù Hồng Phạm, là 9 phép lớn gồm 9 loại, 9 điều liên hệ đến kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa v.v…

- Trù thứ nhất : là Âm Dương Ngũ Hành

- Trù thứ hai : là sử dụng cẩn trọng 5 việc

- Trù thứ ba : là tận tâm làm 8 chính sách

- Trù thứ tư :  là áp dụng 5 điều thiên văn coi bốn  mùa

- Trù thứ năm : là Hoàng Cực phát sinh ra 8 trù kia

- Trù thứ sáu : là trau dồi 3 đức tính

- Trù thứ bảy : dùng sáng suốt để đánh tan hoài nghi

- Trù thứ tám : là ứng dụng để xem thời tiết

- Trù thứ chín : là hứa 5 điều lành dọa 6 điều dữ

Cửu Trù là nội dung thứ hai của Dịch, có từ thời vua Phục Hy, sau Chu Văn Vương, Chu Công Đản soạn thoán và tượng đến khi Khổng Tử san định và bổ túc thì Dịch mới hoàn chỉnh, phổ biến đến ngày nay.

Như đã nói, Khổng Tử đóng góp vào Dịch 10 thiên truyện, gọi là Thập Dực (mười cánh chim), ngụ ý nói : Dịch của nhà Chu như đã đủ hình (thoán và tượng) chỉ cần thêm cánh (truyện Dịch) là xong.

10 truyện Dịch đó có tên : 1- Văn ngôn, 2- Soán truyện, 3- Đại tượng truyện, 4- Tiểu tượng truyện, 5 và 6- Thượng Hạ Hệ từ truyện, 7- Thất quái truyện, 8 và 9- Thượng Hạ Tự quán truyện và 10- Tạp quái truyện.

Từ khi Kinh Dịch ra đời, Dịch của nhà Hạ nhà Thương bị lãng quên vì đã lạc hậu. Bởi vậy từ đời nhà Chu các sách Dịch mới mang đúng tên, còn trước đó chỉ mang tính Quái.

Sở dĩ chúng tôi diễn giải nguồn gốc của Chu Dịch và Kinh Dịch là hướng vào trọng tâm, phân tích sự biến hóa của Âm Dương Ngũ Hành, mà người xưa cũng như nay, từ Đông sang Tây luôn luôn nghiên cứu, vì nay Kinh Dịch trở thành môn triết học không thể thiếu trong giáo trình khoa văn hóa Đông phương.

Nói như thế, Chu Dịch hay Kinh Dịch không phải là 2 bộ sách dùng cho bói toán như đời Hạ, Thương đã làm. Chu Văn Vương và Khổng Tử soạn chúng nhằm chú giải các quẻ biến của Dịch mang sắc thái triết ẩn của tạo hóa. Duy có một điều từ Chu Dịch sang Kinh Dịch, cả hai bộ chỉ giải thích mơ hồ, rời rạc thiếu dẫn chứng về Âm Dương Ngũ Hành, nhất là thuật biện chứng trong thuật toán của nó.

Về sau có những người lập được hệ thống biện chứng của Âm Dương Ngũ Hành, phải kể đến :

- Trâu Diễn (Thế kỷ III Tr.CN) xác minh được tính chất biến đổi của Âm Dương Ngũ Hành.

- Đổng Trọng Thư  (Thế kỷ II Tr.CN) người đời Hán mới phát huy hết tính đặc thù của thuyết Âm Dương Ngũ Hành (nhưng lại dựa vào thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong Dịch học mà lập phái Tượng số dùng cho bói toán).

Dù chúng ta xem Trâu Diễn là ông tổ của biện chứng, sau đó là Đổng Trọng Thư khai thác biện chứng, nhưng đã có 6 trào lưu tư tưởng về thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong nhân sinh. Như :

- Đạo luận của Lão Tử

- Thái cực luận của Dịch truyện

- Khí luận của Hà Hưu, Trịnh Huyền, Lưu Thiệu, Trương Hoành Cừ.

- Lý khí luận của Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên.

- Duy tâm luận của Lục Tượng Sơn, Dương Giản, Vương Dương Minh, Trạm Nhược Thủy, Tiến Đức Hồng, La Hồng Tiên.

- Khí luận phục hưng của Vương Huyền Sơn, Nhan Tập Trai, Lý Thứ Cốc, Đái Đồng Nguyên.

- Đa nguyên luận của Hướng Tú và Quách Tượng.

Mỗi học phái hiểu lý thuyết một mặt, nhưng họ có căn bản lý giải luận thuyết của mình để không bị phản bác. Vì chỉ có Âm và Dương, mỗi phái luận khác nhau, theo thống kê thì Âm Dương có 12 cách gọi tên :

1- Đạo, 2- Thái cực, 3- Nguyên, 4- Huyền, 5- Vô cực, 6- Trời, 7- Khí, 8- Nguyên nhất, 9- Thái hư, 10- Lý, 11- Lý khí, 12- Tâm.

Có phái gọi Âm Dương là Khí Siêu Hình, phái khác cho là hữu hình. Còn khi luận về Ngũ hành, thì phái gọi là Khí, phái gọi là Chất.

Đến nay chúng ta chấp nhận về thuyết Âm Dương Ngũ Hành như sau :

- Âm Dương Ngũ Hành là KHÍ của vũ trụ, là VẬN khi chúng gặp nhau sinh biến động.

- Thứ tự của Ngũ Hành được xếp sắp từ MỘC – HỎA – THỔ – KIM – THỦY (Thổ đứng giữa để phát xuất và thu về, nó còn có nghĩa là đứng đầu).

Trở lại cách thức làm Dịch của vua Chu, mỗi quẻ đơn Tiên thiên gồm 3 hào, ông lập Hậu thiên cũng gồm 3 hào và ghép 2 quẻ đơn thành chính quẻ rồi đặt tên Thoán như đã nói. Trong cách làm Dịch vua Chu vận dụng biện chứng Âm Dương phối hợp sinh biến đổi :

- Từ Thái cực (Âm Dương) sinh Lưỡng nghi (Âm riêng, Dương riêng), vì nhập là một tách ra thành hai. Lưỡng nghi lại sinh Tứ Tượng (gồm Thiếu Âm – Thái Dương và Thiếu Dươing – Thái Âm), Tứ Tưỡng sinh Bát Quái, theo hệ số nhân 2 do có 1 Âm và 1 Dương phối ngẫu để thành 16, 32, 64, 128 v.v… nay các phần cứng trong máy vi tính cũng theo ứng dụng này để tăng cường độ (hình 4).

Trong ứng dụng, 8 quẻ được chia làm 2 khí Âm Dương như sau :

- KIỀN, KHẢM, CẤN, CHẤN            thuộc DƯƠNG

- TỐN, LY, KHÔN, ĐOÀI                   thuộc ÂM

Quẻ đơn chỉ có 3 hào, trong đó có hào âm và hào dương (có quẻ chỉ thuần âm hay thuần dương) :

1 vạch dài tức hào Dương, số lẻ.

2 vạch đứt tức hào Âm, số chẵn.

Với 8 quẻ đơn theo hình tượng và cách gọi khi phối hợp sinh ra chính quẻ, mỗi quẻ có một tên riêng (Thoán) và đi theo nhóm thuộc Ngũ Hành, nên có 8 nhóm quẻ, mỗi nhóm gồm một quẻ chính gọi là quẻ Thuần cùng 7 quẻ khác được biến đổi từ Âm Dương ra .

Qua bài viết trên các bạn chắc cũng đã hiểu phần nào về phong thủy rồi chứ?vậy hãy tự mình tra cứu xem số điện thoại mình đang dùng đã hợp với tuổi mình chưa nhé!Và simsodepphongthuy.net chúng tôi cũng có rất nhiều sim phong thuy cho mọi người lựa chọn.