Chọn sim phong thuỷ hợp mệnh

Mời nhập
Ngày sinh (Dương lịch)
/ /
Giờ sinh
Giới tính

Tin tức sim phong thủy - hợp mệnh của bạn

Cách tìm Thế đất và âm trạch của người xưa(1/3)

Người Trung Hoa

tìm đất

xây dựng kinh đô

- SimSoDepPhongThuy.Net – bài 1

Trong bài trước chúng tôi đề cập về hình thể Rồng trong bói toán một phần ảnh hưởng từ thuật phong thủy. Bài viết sau đây nói về địa lý phong thủy cũng qua hình thể Rồng, nhưng về thế đất và âm trạch.

Nói về thế đất :

KINH ĐÔ BẮC KINH

(Qua các tên gọi Kế Châu, Yên Kinh, Trung Đô, Đại Đô, Bắc Kinh)

Kinh đô Bắc Kinh đã có tuổi thọ trên 3000 năm, và hiện nay vẫn là thủ đô của đất nước Trung Hoa.

Lịch sử ghi chép, khi Chu Vũ Vương (thế kỷ thứ 11 Trước CN) cấp cho con cháu vua Nghêu đất Kế Châu (thời đó Bắc Kinh còn gọi là Kế Châu), sau nước Yên coi Kế Châu là kinh đô, qua đời Liêu cũng công nhận nơi này là kinh đô của họ và đổi tên Kế Châu là Yên Kinh.

Đến năm 1153 vua Kim (1115 – 1234) lại đổi tên thành Bắc Kinh sau một lần lấy tên là Trung Đô. Khi dời đô từ Thượng Kinh (nay là thành phố A Thành thuộc Hắc Long Giang). Vua Kim cho xây dựng lại kinh đô Bắc Kinh thành một kinh triều kiên cố.(tra sim phong thuy)

Đời nhà Nguyên (1271 – 1368) lấy nguyên lý “trước triều (hoàng cung) sau thành thị (nơi dân cư sinh sống), trái tổ (nơi thờ tự) phải nền (nơi các quan làm việc)”. Lại đổi tên Bắc Kinh ra tên Đại Đô.

Khi Minh Thành Tổ (từ 1368) cướp được đất đai nhà Nguyên (cai trị gần 100 năm), và để diệt nguyên khí nhà Nguyên không cho trở lại ngai vàng, vua Minh liền phá bỏ cung điện cũ đẩy dời về phía Bắc, lấy hướng Nam làm quốc lộ, xây mới cung điện đều nằm trên trục lộ này. Còn phía Bắc xây tòa Cảnh Sơn nhằm trấn áp vượng khí còn sót của triều Nguyên, lấy phong thủy cho nhà Minh bền vững trị nước lâu dài. Đồng thời cho chuyển kinh đô về Nam Kinh, còn Đại Đô đổi trở lại tên Bắc Kinh.

Đời Minh (1368 – 1644) cai trị gần 300 năm mới mất vào tay Lý Tự Thành (lấy Thiểm Tây làm kinh đô, đặt tên nước Đại Thuận) rồi để mất nước vào tay nhà Mãn Thanh vào năm 1646.

Vua nhà Thanh lại lấy Bắc Kinh làm kinh đô. Xây dựng phía Nam có Thiên Đàn, phía Bắc có Địa Đàn, phía Đông có Nhật Đàn và phía Tây có Nguyệt Đàn, cả bốn nơi dùng làm nơi tế lễ trời đất, nhằm phân biệt trước có Chu Tước, sau có Huyền Vũ, trái có Thanh Long và phải có Bạch Hổ trong chòm sao Nhị thập bát tú.(xem số điện thoại hợp với tuổi)

Sở dĩ Bắc Kinh luôn là thủ đô của các triều đại, vì nơi đây nằm giữa vùng đất ngoài bình nguyên Hoa Bắc, với cao nguyên Tây Bắc Mông Cổ và bình nguyên Tùng Liêu ở Đông Bắc; còn Tây Bắc là sơn mạch Yên Sơn; Tây Nam là sơn mạch núi Thái Hàng. Mặt Nam là bình nguyên Hoa Bắc, hướng Đông là vịnh Bột Hải. Hai bán đảo Sơn Đông – Liêu Đông ôm lấy Bột Hải thành tấm bình phong bảo vệ kinh thành.

Xét về nhân văn, Bắc Kinh có lợi điểm : phía Bắc có núi hiểm, phía Nam khống chế bình nguyên, nên phong thổ thuận hòa. Các nhà địa lý xem kinh đô Bắc Kinh như rồng nằm hổ phục (rồng là dãy bình nguyên từ phía Nam vươn dài đến phía Bắc, hổ là dãy núi ở phía Bắc) vị thế hùng vĩ, bao đời nay chưa ai nghĩ đến dời đô đi nữa.(phong thuy sim so)

CỐ ĐÔ NAM KINH

(qua các tên gọi Kim Lăng, Mạt Lăng, Kiến Nghiệp. Kiến Khang, Nam Kinh nay là tỉnh Giang Tô)

Nam Kinh cũng từng là kinh triều qua nhiều đời vua của đất nước Trung Hoa, nhưng cố đô Nam Kinh không thể so sánh với thủ đô Bắc Kinh, bởi thế ngọa hổ tàng long (cọp nằm, rồng ẩn) của nó.

Từ đời Tam Quốc có Đông Ngô, sau đến Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, sáu triều đại, từ năm 317 đến năm 589 liên tiếp, các vua đều lấy Nam Kinh làm kinh đô.

Đến khi nhà Tùy diệt nhà Trần, thống nhất Trung nguyên (còn gọi thời Nam – Bắc triều) vẫn lấy Nam Kinh làm kinh triều. Các đời Nam Đường, nhà Minh, Thái Bình Thiên quốc, Cách mạng Tân Hợi, chính quyền Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đều ở Nam Kinh.

Nam Kinh có nhiều tên gọi, thời chiến quốc Sở vương gọi Nam Kinh là Kim Lăng, thời Tần gọi là Mạt Lăng, Đông Ngô gọi Kiến Nghiệp, từ thời Tấn đến Nam triều gọi là Kiến Khang. Thời nhà Minh mới đặt thành tên gọi Nam Kinh. Khi nhà Mãn Thanh lấy được Trung nguyên, họ gọi tên là phủ Giang Ninh vì đã lấy Bắc Kinh làm kinh đô.

Nam Kinh có địa thế hiểm yếu, bốn bề đều là núi; núi Thanh Lương như một con hổ ngồi, phía đông có núi Chung Sơn giống con rồng nằm cuộn khúc, nên mọi người gọi thế đất này là “hổ chiếm rồng nằm”. Ngoài bốn bề là núi, Nam Kinh còn được bao bọc bởi sông Tần Hoài đổ vào dòng sông Dương Tử.(tra cuu sim phong thuy)

Các thầy địa lý Trung Quốc cho rằng trong nước chỉ có 2 nơi làm kinh đô tốt, tức Nam Kinh và Bắc Kinh.

LĂNG TẨM TẦN THỦY HOÀNG

(Còn gọi Lăng Ly Sơn)

Thời nhà Tần, lăng mộ hoàng đế gọi là “sơn”. Tần Thủy Hoàng (năm 259-210 Tr.CN) cho xây dựng Ly sơn tại huyện Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây ngày nay, lúc mới được phụ vương là Tần Trang Vương truyền ngôi vào năm 13 tuổi.

Tần Thủy Hoàng đã xây dựng lăng Ly Sơn trong lúc còn đi gồm thâu lục quốc (trong 10 năm mới thâu tóm xong sáu nước, đưa Trung Hoa thành giang sơn thống nhất). Khi xây dựng lăng tẩm cho mình, vua Tần huy động đến 70 vạn người, đục núi Ly Sơn, xuyên qua 3 suối, đổ đồng làm quách, cung có đủ trăm quan, đồ đạt trân châu quý hiếm, Tần Thủy Hoàng đưa vào đây chất đầy.

Trong các truyền thuyết nói trong lăng mộ, Tần Thủy Hoàng cho làm nhiều cơ quan, ai đi vào sẽ bị những chiếc nỏ tự động bắn chết. Khi lăng Ly Sơn hoàn thành, Tần Thủy Hoàng đóng cửa trong, hạ cửa ngoài chôn sống tất cả dân phu chết trong đó, để không lộ các chi tiết được ông thiết kế trong lăng, cùng số của cải được giấu trong đó.(chon sim hop tuoi)

Các thầy phong thủy luận, vua Tần học theo thuyết của Vương Sung “Phương tây đất của trưởng lão, kẻ hèn ở hướng đông”, nên lấy hướng Tây làm huyền quan, hướng Đông làm hậu, trên một trục chính, có nghĩa vua Tần ngồi trấn phương Tây hướng sang Đông để trị quốc.

Từ trên xuống dưới có ba tầng : trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung. Diện tích tẩm cung khoảng 2 vạn m². Trong tẩm cung phát hiện nồng độ thủy ngân cao hơn mức bình thường 280 lần. Ngoài địa cung, gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng (chôn kèm theo xác) với trên 5 vạn cổ vật quan trọng.

Bộ sử ký của sử gia thời Tây Hán – Tư Mã Thiên – thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau : “Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông, Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy đầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy lâu không tắt.”

Sau khi chôn cất xong, có người nói: “Những người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn”. Cho nên sau khi cất giấu xong, Tần Nhị Thế (con trai Tần Thủy Hoàng) sai đóng đường hầm đi đến huyệt và cửa ngoài hầm. Những người thợ và người cất giấu không làm sao thoát ra được. Rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên trên ngụy trang thành cái núi.(chon so dien thoai theo tuoi)
Công việc khai quật

Năm 1974, một phần hầm mộ được khai quật. Đầu tiên là đường hầm Binh mã dũng số 1. Các nhà khảo cổ ước lượng có đến 8000 tượng đất sét gồm có quan văn, quan võ, binh lính và ngựa. Năm 1994 tiếp tục khai quật đường hầm số 2. Đây được coi là “tinh hoa trong tinh hoa” của Binh mã dũng, chứa đựng trận thế kỵ binh và các cung thủ với các tư thế bắn tạo hình phong phú, tính nghệ thuật cao.

Tuy nhiên việc khai quật lăng mộ gặp rất nhiều khó khăn: vượt qua lớp thủy ngân bao bọc (nồng độ cực kỳ lớn), phải di chuyển một khối lượng đất khổng lồ, mực nước ngầm dưới lòng đất khá cao. Quan trọng nhất là việc bảo quản các văn vật được đào lên. Các tượng binh mã khi vừa đào lên thì có màu sắc riêng biệt, sau thời gian đều bị phai nhạt hết. Vì vậy bảo quản bằng phương pháp “đông khô” để tránh nứt, vỡ, phai màu. Hiện vật đào lên được đưa ngay vào hầm lạnh -40 độ C để tạo lớp băng mỏng bao bọc, sau đó bảo quản lâu dài trong kho chứa. Trước khi khai quật không quên dựng một nhà bảo quản khổng lồ bao toàn bộ khu lăng mộ. Vì vậy muốn khai quật toàn bộ khu lăng mộ thì phải tốn hàng trăm triệu đôla Mỹ. Cuộc khai quật thường tiến hành trong nhiều năm. Những hiện vật phát hiện được là những tư liệu quý về lịch sử Trung Hoa cổ đại.(chon so dien thoai theo phong thuy)

Lăng Ly Sơn hội đủ địa lý, khí phong.

Về địa lý, phía Bắc lăng Ly Sơn sát sông Vị Thủy có thủy long uốn khúc, nhìn thấy biết ngay là nơi cát địa, nơi âm lắm vàng, dương lắm ngọc. Còn về khí phong, Ly Sơn cao 120 mét, chân núi có chu vi 2167 mét, nên khí hậu luôn mát mẻ, cây cối xanh tươi, không hàn không nhiệt. Đất cao mà không khô, gió thổi mà không cuồng. Thi nhân ai cũng thấy có cảm hứng khi đứng trên núi Ly Sơn ngoạn cảnh.

Nhưng di sản Ly Sơn không tồn tại ngay khi Tần Thủy Hoàng sau bốn năm băng hà, khi Tần Nhị Thế nối ngôi không ngăn nổi Hạng Võ (Sở Bá Vương) tiêu diệt nhà Tần, khi đó Hạng Võ được các quân sư hiến kế nên hủy diệt Ly Sơn, không để cho tồn tại ắt sẽ gặp nạn về sau, Hạng Võ liền san bằng Ly Sơn thành bình địa.

Tần Thủy Hoàng được an táng dưới lòng đất, chắc không nghĩ được “thế phá” của người trần, ôm mộng Tần Vạn Thế (nhà Tần muôn đời) lại mau chóng lụi tàn.

Hiện nay, các nhà khảo cổ chưa tìm ra lăng mộ của vị hoàng đế họ Tần, họ mới tìm ra được những binh mã bằng đất nung và hài cốt của những dân phu bị chôn sống như đã nói.(xem tu vi so dien thoai hop voi tuoi)

THỦ ĐÔ HÀ NỘI

(Còn có những tên gọi Đại La, Long Phượng, Đông Đô, Đông Kinh, Kẻ Chợ, Bắc Thành, Hà Nội)

Thủ đô Hà Nội bây giờ tức tên gọi kinh đô Thăng Long của nước Đại Việtthời LýTrần,MạcLê Trung hưng (1010 – 1788).

Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay “rồng bay lên” theo nghĩa Hán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng trong văn chương, trong những cụm từ như “Thăng Long ngàn năm văn vật”… Năm 2010, là kỷ niệm 1 thiên niên kỷcủa Thăng Long – Hà Nội.

Ngay sau khi dời đô, Công Uẩn đã gấp rút cùng các quần thần xây dựng những công trình cơ bản của kinh thành Thăng Long. Đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, kinh đô Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách gồm : vòng ngoài cùng gọi là La thành hay kinh thành bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông : sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Đó là 1 tòa thành đắp đất có tác dụng như một con đê ngăn nước mà dấu tích còn lại bây giờ là các cửa ô : ô Cầu Dền,ô Cầu Giấy, ô Đông Mác, ô Quan Chưởng. Thứ hai là Hoàng Thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớp thành còn lại là Tử cấm thành hay Cấm thành là nơi ở của nhà vua.

Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là Long Phượng. Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô.(xem so dien thoai)

Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh, vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ.

Năm 1788, Lê Chiêu Thống đi cầu viện nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị đem đại quân sang chiếm Thăng Long. Dựa thế quân Thanh, Lê Chiêu Thống điên cuồng trả thù họ Trịnh. Phủ chúa bị Lê Chiêu Thống đốt trụi cháy ròng rã một tuần mới hết. Tất cả những gì liên quan đến chúa Trịnh ở Thăng Long bị phá sạch. Kinh thành lại một lần nữa ra tro.

Đầu năm 1789, Quang Trung – Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba đánh tan quân Thanh, Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Hoa tỵ nạn, triều Hậu Lê kết thúc, Quang Trung định đô ở Phú Xuân (Huế). Thăng Long chỉ còn là Bắc thành.

Năm 1802 sau khi tiêu diệt xong Tây Sơn, Nguyễn Ánh Gia Long lên ngôi Hoàng Đế. Kinh đô vẫn được đặt ở Phú Xuân. Cố đô Thăng Long vẫn mang tên gọi là Thăng Long nhưng chữ “Long” mang nghĩa là rồng, lúc đó bị chuyển thành chữ “Long” nghĩa là dài, thịnh vượng, với ý rằng nhà vua không còn ở đấy. Đồng thời những gì còn sót lại của Hoàng Thành sau những trận đại hủy diệt cuối thế kỷ 18 cũng lần lượt bị các đời vua nhà Nguyễn chuyển nốt vào Phú Xuân phục vụ cho công cuộc xây dưng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi Ngự giá Bắc thành.(xem sim phong thuy)

Năm 1805, Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng Thành cũ vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành mà Hoàng Thành Thăng Long thì rộng lớn quá. Gia Long cho xây dựng thành mới theo kiểu Vauban của Pháp. Về quy mô thì nhỏ hơn thành cũ nhiều.

Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Cái tên này tồn tại cho đến năm 1888 khi nhà Nguyễn chính thức nhượng hẳn Hà Nội cho Pháp. Người Pháp đổi tỉnh Hà Nội lên thành thành phố. Đến khi chiếm xong toàn bộ ba nước Đông Dương họ chọn đây là thủ đô của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp.

Lịch sử các triều vua ở Hà Nội

Nhìn lại lịch sử gần một thiên niên kỷ, Hà Nội bắt đầu từ nhà Lý gồm 9 đời vua, trị vì được 215 năm. Tiếp đến nhà Trần, từ lúc Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh công chúa, con gái vua Lý Huệ Tông) truyền ngai vàng cho Trần Cảnh tức triều đại Trần Thái Tông.

Nhà Trần bắt đầu từ năm 1225 cho đến năm 1400 (175 năm), qua 12 đời vua với 3 lần chống giặc Nguyên Mông.(y nghia so dien thoai)

Sau đó Hồ Quý Ly bức Trần Thiếu Đế nhường ngôi cho nhà Hồ, và họ Hồ làm vua được 2 đời trong 7 năm từ năm 1400 đến 1407. Sau đó tiếp tục với nhà hậu Trần lên ngôi thêm 2 đời vua, được 7 năm từ 1407 đến 1414 mới chấm dứt.

14 năm sau từ năm 1414 đến năm 1427, kinh đô Thăng Long rơi vào tay giặc Minh. Lúc đó Lê Lợi người anh hùng áo vải đất Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa, đã giành thắng lợi sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh, đánh đuổi giặc xâm lăng ra khỏi bờ cõi, dựng cơ nghiệp nhà Lê và tồn tại 99 năm (từ năm 1428 đến năm 1527), qua 10 đời từ vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung đưa quân vào Thăng Long ép Lê Cung Hoàng phải thoái vị nhường ngôi cho họ Mạc. Họ Mạc làm vua được 5 đời với 65 năm, đến năm 1592 nhà hậu Lê lấy lại ngai vàng, đưa Lê Thế Tông lên ngôi vua.

Tuy nói nhà Mạc làm vua được 65 năm, nhưng thật sự từ năm 1533 nhà Lê đã hợp cùng chúa Trịnh, khởi binh đánh nhà Mạc gần 50 năm, từ 1543 đến 1592, mở thế trận Nam – Bắc phân tranh. Quân Lê – Trịnh đóng binh từ Thanh Hóa trở vào nam, còn họ Mạc từ Thanh Hóa ra hướng bắc, không ai hoàn toàn làm chủ đất Đại Việt, gần như chia đôi đất nước.(phong thuy so dien thoai)

Khoảng thời gian nội chiến Lê – Mạc, nhà Lê đã có mấy đời vua đóng tại Thanh Hóa như :

- Lê Trang Tông (1533-1548), Lê Trung Tông (1549-1556), Lê Anh Tông (1557-1573), Lê Thế Tông (1573-1599).

Khi nhà Mạc mất, các đời hậu Lê đều bị chúa Trịnh phân chia quyền lực từ năm 1545 đến 1788 (243 năm). Các đời vua Lê từ Lê Trang Tông đến đời Lê Chiêu Thống (16 đời vua), sống cùng chúa Trịnh từ Trịnh Kiểm cho đến Trịnh Bông (12 đời chúa). Dân chúng sống dưới sự cai trị của vua Lê nhưng quyền hành lại vào tay của chúa Trịnh.

Vào giữa thế kỷ thứ 16 đất nước lại lâm vào cuộc nội chiến, giữa xứ Đàng Ngoài của chúa Trịnh với xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn đóng tại Phú Xuân.

Vì thế vào năm 1778 quân Tây Sơn chiếm được xứ Đàng Trong ở Phú Xuân, tiếp tục tiến đánh chúa Trịnh xứ Đàng Ngoài. Quân Tây Sơn lấy tiếng “phù Lê diệt Trịnh” được vua Lê cho can dự chính sự. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ được vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân vào năm 1786.(xem phong thuy so dien thoai)

Sau chiến thắng đại phá quân Thanh ngày mùng 5 tết Kỷ Dậu 1789 tại Đống Đa, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ xưng Hoàng Đế Quang Trung lấy Phú Xuân làm kinh đô và Thăng Long trở thành cố đô trong 156 năm.

Ngày 2/9/1945, dân tộc Việt Nam giành chính quyền từ tay thực dân Pháp, xóa bỏ triều đại phong kiến quân chủ, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và nay là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, lấy thành phố Hà Nội làm thủ đô cho đến ngày nay.(xem so dien thoai hop tuoi)

(Còn 2 kỳ)